Skip to main content
Published 9 Apr 2024
Brandformance là gì? Chiến lược sẽ giúp thương hiệu tăng trưởng
Brandformance là một chiến lược hứa hẹn sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và triển khai kể từ năm 2023 để giải quyết bài toán cân bằng giữa xây dựng hình ảnh thương hiệu và tối ưu hiệu suất, mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
Strategy

Brandformance là một chiến lược hứa hẹn sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và triển khai kể từ năm 2023 để giải quyết bài toán cân bằng giữa xây dựng hình ảnh thương hiệu và tối ưu hiệu suất, mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

1. Khái niệm, nguồn gốc và tầm quan trọng của Brandformance

Trên môi trường số mỗi ngày, người dùng tiếp cận với hàng ngàn nội dung. Khoảng thời gian chú ý của họ ngày càng rút ngắn. Có thể nói rằng, người dùng đang ngày càng phân tâm bởi sự phong phú, hấp dẫn của các định dạng nội dung số. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng số ngày càng phát triển, mở rộng mỗi ngày, liên tục thử nghiệm thuật toán đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức hơn trong việc thu hút khách hàng mục tiêu.

Khó khăn chung của nền kinh tế năm 2023 đang gây áp lực lớn lên nhiều doanh nghiệp, vì vậy nhiều lãnh đạo đó là ưu tiên đạt được những mục tiêu doanh số trong ngắn hạn. Từ chiến lược đó, doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa chi phí marketing và mong đợi thấy kết quả nhanh chóng từ các chiến dịch triển khai. Doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào các hình thức như quảng cáo bán hàng, ưu tiên tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao và thấy được kết quả nhanh chóng.

Nhưng doanh nghiệp cũng ý thức được lợi nhuận từ quảng cáo là cách tiếp cận chỉ phục vụ nhu cầu ngắn hạn. Bởi vậy, việc xây dựng được một chiến lược marketing cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

image

Brandformance ra đời như một phương pháp cân bằng và tối ưu lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Phương pháp này cân bằng kết hợp giữa branding (thương hiệu) và performance (hiệu suất) trong chiến lược truyền thông. Nếu như branding được dùng để thiết lập diện mạo hấp dẫn và khác biệt của thương hiệu/sản phẩm trên thị trường nhằm thu hút, giữ chân khách hàng thì performance thiên về kích thích bán hàng và mức độ phổ biến, đồng thời giữ cho chi phí thu hút khách hàng ở mức thấp nhất có thể.

2. Hiệu ứng LEVI giải thích gì về cách làm Brandformance?

Tưởng tượng việc tách lẻ hai hoạt động Brand building và Performance Marketing và đặt 2 hoạt động này lên đồ thị với một chiều là thời gian, chiều còn lại là hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Một giai đoạn khi triển khai hoạt động sẽ gồm có 4 bước:
L- Lift-up: Lạc quan đối với những triển vọng của thị trường

E- Effectless: Hoạt động bắt đầu có xu hướng bão hoà, mất dần hiệu quả

V- Vague: Đội nhóm đặt câu hỏi về lý do thất bại, triển khai các cách làm khác

I- Illuminated: Các cách làm mới được testing có hiệu quả, được triển khai mạnh mẽ

Và chu trình vòng lặp lại tiếp tục.

image

LEVI – Mô hình độc quyền từ Novaon Digital lý giải hiệu quả của Brandformance

Đồ thị minh hoạ đường xu hướng của chỉ số brand value và performance ROI, tương ứng với hoạt động brand building và performance marketing riêng lẻ.

Nếu đặt trong bối cảnh một doanh nghiệp cùng triển khai hoạt động này tại một thời điểm, đặc trưng của hai hoạt động này như sau:

Vì vậy:

Khi triển khai Brandformance, các chỉ số vốn được coi là thuộc về performance cũng có thể dùng để đo lường sức khỏe thương hiệu (branding) một cách hiệu quả. Dưới đây là một ví dụ về chỉ số website của ngành ngân hàng.

image

3. Lý do nhiều công ty lớn sẽ nỗ lực triển khai brandformance kể từ năm 2023

Động thái của Apple kể từ hệ điều hành iOS 14

Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng đang trở thành một xu hướng quan trọng trong thời điểm hiện tại. Apple đi đầu trong thực hiện chính sách mới về quyền riêng tư, bằng các hành động của họ với IDFA – mã định danh quảng cáo iOS. Theo nhiều nguồn dự đoán, số người dùng đồng ý cung cấp IDFA cho các nhà quảng cáo không vượt quá 10%.

image

Kể từ iOS 14, sự hạn chế quyền truy cập vào IDFA là một cú đánh lớn vào hệ thống quảng cáo. Khi người dùng không đồng ý cung cấp quyền truy cập IDFA, nhà quảng cáo sẽ không thể theo dõi các thao tác như nhấp chuột, tải xuống, đăng ký và mua hàng. Điều này là gây bất lợi vì khi không thể theo dõi được tương tác của người dùng với mẫu quảng cáo. Khi đó, các marketer sẽ không đo lường được tính hiệu quả của chúng, gây ra tình trạng lãng phí ngân sách vào việc quảng cáo cho những đối tượng không hứng thú.

Sự thay đổi của các thuật toán của các nền tảng quảng cáo (Facebook, Google,…)

Các nền tảng lớn như Facebook và Google liên tục thay đổi thuật toán nhằm ưu tiên nội dung từ bạn bè hơn những nội dung từ các nhãn hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải gia tăng ngân sách cho quảng cáo. Một vòng lặp được tạo ra, và marketer thì “cạn kiệt” ngân sách lẫn năng lượng cho quản trị quảng cáo trên các nền tảng lớn này.

So với 2020 – 2021, thời điểm hiện tại quảng cáo trên Facebook bị giới hạn hơn rất nhiều. Một trong các góc độ dễ thấy nhất là có thời điểm: chỉ cần có số điện thoại, email của bất kỳ ai và gõ trên thanh tìm kiếm của Facebook thì sẽ ra profile của người đó nhưng nay thì không. Chẳng hạn trước kia bỏ 15 triệu đồng, nhận được 158.000 hiển thị. Bây giờ phải bỏ ra ít nhất 20-25 triệu đồng để nhận được 158.000 hiển thị. Chi phí cho Facebook tăng từ 5-10% nếu muốn đạt hiệu quả như năm trước.

image

Không chỉ Facebook, thuật toán Google cũng đang giảm hiển thị lại, doanh nghiệp phải chạy quảng cáo nhiều hơn, chi tiền cao hơn. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh trực tiếp đối với lượt tìm kiếm tự nhiên và vừa cạnh tranh với lượt tìm kiếm có chi tiền quảng cáo.

Hướng tới marketing bền vững

Việc tách bạch quảng cáo hiệu suất và thương hiệu chỉ là một chiến lược không mang tính bền vững trong dài hạn vì:

Brandformance giải quyết được hoàn hảo bài toán cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn vì nó tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đạt được mục tiêu về các chỉ số. Brandformance cho phép doanh nghiệp cùng lúc truyền thông liên tục đến nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ, từ đó dẫn đến sự cải thiện ROI tổng thể cho chiến dịch triển khai.

Những tác động tích cực từ chiến lược brandformance

Brandformance mang lại nhiều tác động tích cực đối với doanh nghiệp, tiêu biểu như giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng niềm tin khách hàng và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi thương hiệu làm tốt việc kết nối và xây dựng hình ảnh, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung rằng thương hiệu đáng tin cậy và ra quyết định mua sắm nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bằng cách tối ưu hóa việc xây dựng thương hiệu dựa trên các chỉ số hiệu suất, chiến lược Brandformance giúp tiết kiệm nguồn lực và ngân sách tiếp thị. Điều này giúp cải thiện hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận.

4. Ví dụ tiêu biểu về triển khai brandformance

Cùng theo dõi case study về thương hiệu thuốc nhuộm tóc từ Indonesia, Hello Bubble dưới đây:

Hello Bubble đã xây dựng chiến lược Brandformance và đạt được những chỉ số ấn tượng: Thu hút 32,000 lượt tham gia trên TikTok, ghi nhận tăng 18.1% nhóm đối tượng mục tiêu ghi nhớ được quảng cáo, tăng 700% tổng giá trị giao dịch trong vòng 1 tháng. Vậy thương hiệu này đã làm gì?

Hello Bubble đã triển khai cửa hàng trên TikTok Shop để thực hiện đồng thời mục tiêu nâng cao nhận diện thương hiệu (branding), và thu hút tương tác từ người dùng, gia tăng doanh thu (performance). Hello Bubble sử dụng hình ảnh đại sứ thương hiệu Blackpink để giới thiệu màu sắc của sản phẩm nhuộm tóc một cách trực quan đến với người dùng. Họ tạo ra các sticker, hiệu ứng trên TikTok và khuyến khích người dùng sử dụng hiệu ứng đó trong những video của riêng mình. Đồng thời, nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, bao gồm lan truyền video có hợp tác với KOL, quảng cáo TopView và R&F, đã được áp dụng với mục tiêu lan truyền mạnh mẽ các video sử dụng hiệu ứng mà Hello Bubble tạo ra.

Thông điệp hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu

Hiểu sâu và nắm rõ khách hàng mục tiêu là yếu tố đầu tiên cho một chiến lược Brandformance hiệu quả. Doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cách họ tương tác với thương hiệu để đưa ra thông điệp phù hợp.

Nhiều chiến dịch Brandformance đã bắt đầu với việc khảo sát khách hàng, với những câu hỏi khai thác các thông tin cụ thể, chẳng hạn như:

Phản hồi của khách hàng sẽ có giá trị hơn nhiều so với việc các nhà quảng cáo tự đặt giả thuyết về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Các quyết định dựa trên dữ liệu và phân tích

Sử dụng dữ liệu và phân tích để theo dõi hiệu suất chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách khách hàng phản ứng và điều chỉnh chiến lược theo thời gian thực. Dữ liệu không chỉ rút ngắn quá trình ra quyết định mà còn giúp phân bổ chi phí hiệu quả, đặc biệt là đối với Brandformance.

Ví dụ, một chiến dịch Brandformance có ứng dụng thử nghiệm nội dung có chủ đích sẽ tạo điều kiện cho marketer, dựa trên dữ liệu, thường xuyên theo dõi được nội dung nào đang thu hút tốt, từ đó mở rộng quy mô với những nội dung đã chứng minh được tính hiệu quả trước đó. Phương pháp thử nghiệm nội dung này được phát triển bởi Meta và đã chứng minh được hiệu quả trong việc tăng ROI, rút ngắn thời gian tạo ra quảng cáo hiệu quả và giảm chi phí vào những quảng cáo có hiệu suất kém.

Không ngừng đổi mới và thích ứng

Tối ưu hóa và thích ứng là điều thiết yếu để để theo kịp sự thay đổi liên tục của thị trường, công nghệ và của nhóm khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét và điều chỉnh chiến lược Brandformance của mình để đảm bảo tiếp tục đạt hiệu quả mong muốn. Cùng xem một case study trong đó thương hiệu chú trọng đổi mới và thích ứng trong chiến lược brandformance của họ:

Cuối năm là dịp ngành hàng bán lẻ nhận được nhiều quan tâm của khách hàng. Là nhà phân phối các sản phẩm về giấc ngủ, Vua Nệm mong muốn thu hút thêm nhiều người mua sản phẩm nệm cao cấp tại mùa cao điểm này. Bên cạnh đó, Vua Nệm cũng mong muốn đẩy mạnh hiệu quả branding để giành lợi thế trên sân chơi của kẻ mạnh, tạo khoảng cách với các đối thủ.

Kim chỉ nam văn hoá hiệu suất (performance culture) trong việc ra quyết định

Để đưa ra những quyết định nhanh chóng và có tính chính xác cao, doanh nghiệp cần xây dựng, duy trì và phát triển văn hoá hiệu suất theo thời gian. Văn hoá này đã giúp đội ngũ marketer trong team liên tục đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong một thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và chính xác vì quyết định đưa ra dựa trên dữ liệu.

Ở điểm này, hãy tưởng tượng một hệ thống rào cản trên một con đường cao tốc. Con đường cao tốc cho phép bạn lái xe với tốc độ cao để đến đích nhanh chóng. Rào cản cung cấp cho bạn một khung cảnh rõ ràng trong đó bạn có thể điều hướng. Nếu cần, bạn có thể chuyển làn bất kỳ lúc nào. Điều luôn giữ nguyên là hướng đi và tốc độ cao mà bạn đang di chuyển.

Tương tự như vậy, văn hóa hiệu suất đóng vai trò như một hệ thống rào cản cho quyết định mở rộng chiến dịch. Nó cung cấp một khung cảnh rõ ràng trong đó quyết định có thể được đưa ra mà không cần các điều chỉnh lớn. Lợi ích của “rào cản” này chính là sự tiết kiệm thời gian. Ví dụ, khi thương hiệu cân nhắc “bắt trend” xu hướng nào đó trên TikTok, thì hãy để ý tới một sự thật là: chúng thường kết thúc nhanh chóng hơn nhiều so với thời gian mà nhiều công ty bỏ ra để đánh giá xem họ muốn tham gia hay không. Hiệu suất, hay nói cách khác là định hướng theo đuổi mục tiêu, ưu tiên tốc độ và sự hiệu quả.

5. Cách doanh nghiệp trau dồi năng lực Brandformance

Đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân sự in-house

Để triển khai Brandformance thành công, doanh nghiệp cần có đội ngũ in-house gồm tương đối đầy đủ các chuyên gia về nhiều mảng: phân tích thị trường, phân tích dữ liệu, sáng tạo nội dung, performance marketing, thiết kế,… Nhưng điều quan trọng là các nhân sự phải mạnh về khả năng phối hợp trong công việc, am hiểu và nắm rõ phạm vi công việc của các thành viên còn lại bởi chiến dịch Brandformance thường có yêu cầu cao về sự kết hợp giữa sáng tạo và công nghệ.

Việc xây dựng đội ngũ in-house mạnh mẽ đòi hỏi thời gian, công sức và đầu tư lớn, nhưng doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn quá trình brandformance và thực hiện điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh.

Sẵn sàng ngân sách cho brandformance

Chiến dịch Brandformance thường yêu cầu ngân sách vào các hoạt động truyền thông có thể tích hợp như quảng cáo, xây dựng kênh social media, thuê KOL, tổ chức sự kiện…Để vừa đạt được mục tiêu về thương hiệu và hiệu suất, doanh nghiệp cần phân chia một cách hợp lý ngân sách cho từng hạng mục và theo mốc thời gian cụ thể. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nguồn lực khi triển khai chiến dịch.

Brandformance không phải là một chiến lược ngắn hạn mà cần phải được duy trì và cải tiến liên tục theo thời gian. Chuẩn bị sẵn ngân sách giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng duy trì các hoạt động brandformance dài hạn.

Tìm đến đối tác agency có năng lực brandformance mạnh

Khi mới triển khai chiến lược Brandformance, khả năng cao doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những sai sót và thất bại đến từ nhiều nguyên nhân, thiếu kinh nghiệm, nguồn lực,… Lúc này, việc tìm kiếm một đối tác agency uy tín sẽ giúp tránh được những rủi ro và tổn thất không đáng có bởi những lý do chính sau:

Một bí quyết để tìm được agency được lý tưởng để triển khai Brandformance là họ phải đảm bảo cả 3 yếu tố Strategy – Creative – Technology trong dịch vụ cung cấp. Họ biết chính xác cách kết hợp các yếu tố này một cách hiệu quả và có thể giải thích chi tiết các quy trình tương ứng cho doanh nghiệp.

6. Tạm kết: Tương lai của brandformance và thương hiệu

Brandformance thực sự sẽ trở thành xu hướng marketing của thời đại số. Vì vậy, doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng thời đạt được những kết quả tốt về mặt doanh thu cần bắt tay vào làm Brandformance ngay từ bây giờ.

Request Free Audit Now

Request Free Audit Now

    Get the latest insights and research delivered straight to your inbox.