
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp không chỉ cần chiến lược marketing mạnh mà còn phải tận dụng sức mạnh nội bộ để lan tỏa thương hiệu. Employee Advocacy Marketing (EAM) không còn là xu hướng mới mà đã trở thành phần cốt lõi trong chiến lược của nhiều thương hiệu lớn. Giai đoạn 2023-2024 chứng kiến nhiều chiến dịch EAM thành công, giúp gia tăng nhận diện thương hiệu và gắn kết khách hàng. Bài viết này sẽ giúp người đọc khám phá thêm về EAM, lợi ích của nó và các case study tiêu biểu minh chứng cho hiệu quả chiến lược này.
Employee Advocacy Marketing – Sức mạnh vượt trội của truyền thông nội bộ
Employee Advocacy Marketing (EAM) là chiến lược trong đó doanh nghiệp khuyến khích nhân viên của mình chủ động chia sẻ nội dung, thông tin về công ty trên các nền tảng mạng xã hội hoặc thông qua các kênh truyền thông cá nhân. Thay vì chỉ dựa vào truyền thông chính thống hoặc quảng cáo trả phí, doanh nghiệp tận dụng chính nhân viên như những đại sứ thương hiệu đáng tin cậy.
Theo báo cáo của LinkedIn, nội dung được chia sẻ bởi nhân viên có mức độ tương tác cao gấp 2 lần so với nội dung do thương hiệu trực tiếp đăng tải. Khác với Influencer Marketing hay Brand Ambassador thông thường, EAM không cần sự xuất hiện của các gương mặt nổi tiếng mà dựa vào đội ngũ nhân viên có sẵn. Khi nhân viên tự tin và hào hứng chia sẻ về thương hiệu mình đang làm việc, thông điệp sẽ trở nên chân thực, đáng tin cậy và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn.
Vì sao Employee Advocacy Marketing là chìa khóa thành công ?
Theo báo cáo “The Year of Social Advocacy in the Workplace” do Post Beyond công bố, nội dung do nhân viên chia sẻ có mức độ thu hút cao hơn tới 561% so với khi đăng tải trên các kênh chính thức của thương hiệu. Đồng thời, chiến lược này còn giúp tăng 202% mức độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp. Chính vì thế, Employee Advocacy Marketing không chỉ là một xu hướng mà đã trở thành yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân cho nhân viên và nâng cao hiệu quả truyền thông trên mạng xã hội. Những lợi ích cụ thể mà chiến lược này mang lại bao gồm:
Tăng cường độ nhận diện thương hiệu một cách tự nhiên: Nhân viên thường có lượng kết nối rộng rãi trên mạng xã hội, vì vậy khi họ chia sẻ nội dung về thương hiệu, thông điệp sẽ được lan tỏa một cách tự nhiên và chân thực hơn so với quảng cáo truyền thống.
Gia tăng mức độ tin cậy: Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng nội dung do bạn bè hoặc người quen chia sẻ hơn là quảng cáo từ thương hiệu. Nhân viên chính là những người đại diện đáng tin cậy nhất để truyền tải giá trị và hình ảnh doanh nghiệp.
Tối ưu hóa chi phí marketing: So với các chiến dịch quảng cáo trả phí, Employee Advocacy là một giải pháp có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao nhờ vào sự lan tỏa nội dung mạnh mẽ từ nhân viên.
Cải thiện mức độ gắn kết nội bộ: Khuyến khích nhân viên tham gia vào hoạt động truyền thông giúp họ cảm thấy gắn kết hơn với doanh nghiệp, tạo động lực làm việc và góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Một ví dụ điển hình là nếu doanh nghiệp của bạn có 100 nhân viên, mỗi người kết nối với 500 người trên mạng xã hội. Chỉ cần 10 lượt chia sẻ mỗi tháng, tổng số điểm chạm thương hiệu có thể đạt đến 500.000. Chính khả năng mở rộng này khiến Employee Advocacy Marketing trở thành một chiến lược hiệu quả, ngay cả khi bắt đầu ở quy mô nhỏ. Chỉ một sự tham gia nhỏ từ nhân viên cũng có thể tạo ra tác động lớn.
Case-study Employee Advocacy Marketing – VCB DigiBank “Chọn giao diện, bật phong cách”
Tháng 6/2024, Vietcombank phối hợp cùng Novaon Digital triển khai chiến dịch Employee Advocacy Marketing nhằm ra mắt VCB Digibank, thu hút hàng triệu lượt tương tác chỉ trong 1,5 tháng. Với sự tham gia của gần 3.000 nhân viên trên toàn quốc, chiến dịch không chỉ được triển khai đồng bộ và rộng khắp mà còn tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, đồng thời góp phần thúc đẩy chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Case-study Vietcombank – VCB DigiBank “Chọn giao diện, bật phong cách” phối hợp cùng Novaon Digital triển khai.
Case-study Employee Advocacy Marketing thực tế – Danisa “Biết ơn điều tuyệt vời chưa nói”
Tháng 11/2024, Danisa hợp tác cùng Novaon Digital triển khai chiến dịch Employee Advocacy Marketing nhằm lan tỏa mạnh mẽ MV “Biết Ơn Điều Tuyệt Vời Chưa Nói”, kết hợp cùng ca sĩ Dương Hoàng Yến, và chương trình khuyến mãi “Tết Tri Ân – Du Xuân Đẳng Cấp”. Chỉ sau chưa đầy hai tháng, chiến dịch đã thu hút hàng triệu lượt tương tác, khẳng định sức hút của thông điệp tri ân trong dịp Tết. Nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên trên toàn quốc, Danisa không chỉ củng cố hình ảnh thương hiệu gắn liền với giá trị tri ân mà còn thúc đẩy nhận diện rộng rãi, góp phần quan trọng vào thành công của chiến lược kinh doanh trong mùa Tết.

Case-study Danisa “Biết ơn điều tuyệt vời chưa nói” hợp tác cùng Novaon Digital triển khai.
Case-study Employee Advocacy Marketing thực tế – Novaon Digital “Marketing toàn dân – Advocacy Employee: Các giải thưởng Quốc tế của Novaon Digital”
Tháng 2/2025, Novaon Digital triển khai chiến dịch “Marketing Toàn Dân – Advocacy Employee: Các Giải Thưởng Quốc Tế của Novaon Digital” nhằm lan tỏa những thành tựu ấn tượng, khẳng định vị thế tiên phong và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường. Chiến dịch này không chỉ khẳng định năng lực xuất sắc trong việc cung cấp giải pháp trải nghiệm thương hiệu toàn diện, mà còn tạo dựng niềm tin vững chắc với khách hàng, đối tác. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Novaon Digital tiếp tục ghi dấu ấn trên bản đồ marketing khu vực và quốc tế, hướng đến sự phát triển bền vững, đột phá trong tương lai.

Case-study Novaon Digital “Marketing toàn dân – Advocacy Employee: Các giải thưởng Quốc tế của Novaon Digital” do Novaon Digital triển khai.
Thách thức và giải pháp giúp phát huy tối đa Employee Advocacy Marketing
Theo báo cáo của Post Beyond, có tới 74% doanh nghiệp đang ứng dụng Employee Advocacy Marketing với cách làm nhiều cảm tính. Bởi vậy, dù Employee Advocacy Marketing mang lại nhiều lợi ích, nhưng doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định. Dưới đây là các thách thức phổ biến và cách mà Novaon Digital giải quyết vấn đề đó:
- Khó triển khai quy mô lớn → Novaon ứng dụng tự động hóa triển khai, giúp đơn giản hóa quy trình, tối ưu thời gian và đảm bảo chiến dịch được nhân rộng nhanh chóng mà không làm giảm hiệu quả
- Khó đồng bộ giữa truyền thông thương hiệu và truyền thông nội bộ → Xây dựng chiến lược truyền thông toàn diện, đảm bảo nội dung được truyền tải một cách nhất quán từ nội bộ ra bên ngoài.
- Khó đo lường hiệu quả → Ứng dụng hệ thống báo cáo thời gian thực, cung cấp số liệu chính xác về mức độ lan tỏa, tỷ lệ tương tác và hiệu suất của từng cá nhân
- Nhân viên thiếu động lực tham gia → Triển khai cơ chế thưởng thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên bằng các chương trình ghi nhận, vinh danh và khen thưởng dựa trên mức độ đóng góp
- Nhân viên e ngại tốn thời gian, công sức → Novaon cung cấp quy trình, hướng dẫn và hệ thống hỗ trợ, giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận tài nguyên nội dung, giảm bớt thời gian phải đầu tư mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Nội dung marketing thiếu bản sắc và tính cá nhân → Xây dựng content guideline & content direction, giúp định hướng phong cách nội dung, đảm bảo vừa giữ được đặc trưng thương hiệu
Sức mạnh của truyền thông nội bộ trong chiến lược Employee Advocacy
Truyền thông nội bộ không chỉ giúp kết nối đội ngũ mà còn là đòn bẩy mạnh mẽ để nâng tầm thương hiệu. Employee Advocacy không đơn thuần là một chiến lược marketing, mà còn tạo ra một hệ sinh thái truyền thông bền vững, nơi mỗi nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu. Khi nhân sự chủ động chia sẻ giá trị và văn hóa doanh nghiệp, thương hiệu không chỉ lan tỏa tự nhiên mà còn xây dựng niềm tin vững chắc với khách hàng và đối tác.
Doanh nghiệp biết tận dụng sức mạnh này không chỉ tối ưu chi phí truyền thông mà còn sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn, khi thương hiệu được củng cố từ chính những con người bên trong nó.
Xem thêm thêm các chiến dịch thành công của Novaon Digital tại đây.
*Nguồn: Brandsvietnam
