Skip to main content

“Zoom out” ngành Điện tử tiêu dùng Việt Nam: Điểm tin thị trường và dự báo xu hướng tiêu dùng giai đoạn 2024-2025.

1. Toàn cảnh ngành điện tử tiêu dùng

a. Tiếp cận ngành hàng Điện tử tiêu dùng 

Điện tử tiêu dùng bao gồm các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Ngành Điện tử tiêu dùng bao gồm 2 ngành hàng chính: Ngành hàng điện tử (điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử…) và ngành hàng điện gia dụng (thiết bị nhà bếp, làm mát, làm sạch…). Với mỗi ngành hàng, các sản phẩm có những đặc trưng khác nhau, cụ thể: 

Sản phẩm thuộc ngành điện tử có đặc trưng là vòng đời ngắn, liên tục đổi mới, chạy theo xu hướng. Đối tượng tiêu dùng chủ yếu từ 18-35 tuổi, với sở thích cập nhật xu hướng công nghệ và hành vi năng động trên mạng xã hội. Sản phẩm điện tử được tiêu thụ nhiều vào những dịp đặc biệt như: mùa Tết, mùa du lịch, mùa ra mắt sản phẩm mới, mùa tựu trường, mùa lễ hội. 

Ngược lại, vòng đời sản phẩm dài, ít biến động về tính năng và mẫu mã, được khách hàng quan tâm nhiều hơn về chất lượng, độ bền, độ tiết kiệm điện… là những đặc điểm của nhóm ngành hàng điện gia dụng. Những sản phẩm này có thể được tiêu thụ ở mọi thời điểm trong năm, tính mùa vụ được thể hiện rõ rệt ở những sản phẩm như điều hòa nhiệt độ, quạt, tủ lạnh (tiêu thụ chủ yếu vào mùa hè) và máy sưởi, quạt sưởi, máy sấy quần áo (tiêu thụ  vào mùa đông). 

Vai trò của điện tử tiêu dùng rất đa dạng, không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy sự phát triển công nghệ, tạo việc làm và kích thích nền kinh tế. Các sản phẩm này giúp kết nối con người, hỗ trợ công việc và giải trí, liên lạc cá nhân đồng thời tăng cường tiện ích và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày. 

Để hiểu rõ hơn về ngành, cũng như nhìn nhận hiệu quả hoạt động của từng nhóm sản phẩm cụ thể, cùng điểm qua bảng xếp hạng dưới đây: 

Thiết bị điện lạnh là mặt hàng được đề cập nhiều nhất năm 2023, chiếm 36% tổng thảo luận ngành Điện tử, Điện lạnh, Viễn thông. Top các thương hiệu phổ biến trên mạng xã hội lần lượt là Điện máy XANH, FPT Shop, Thế giới di động, Viettel Store và Hoàng Hà Mobile. Ngành bán lẻ Điện tử, Điện lạnh là một “sân chơi lý tưởng” cho các thương hiệu lớn. Trong đó, Thế giới di động và Điện máy XANH của Công ty Cổ phần Thế giới di động vẫn là 2 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất năm 2023, theo báo cáo của YouGov BrandIndex. 

b. Thống kê ngành hàng trên kênh Thương mại điện tử 

Nắm bắt xu thế phát triển của các kênh thương mại điện tử, doanh nghiệp điện tử tiêu dùng mở rộng loại hình kinh doanh qua các kênh bán hàng trực tuyến chính thức hoặc các gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee, Tiktok, Tiki, Lazada… 

Ngành Điện tử tiêu dùng có sức tăng trưởng lớn. Shopee vẫn là Top 1 các sàn thương mại điện tử, đây là sàn lớn nhất thương hiệu Điện tử tiêu dùng chú trọng. Doanh thu ngành hàng Điện tử tiêu dùng trên sàn thương mại điện tử phân bổ lớn nhất ở Shopee với 76.8%, tiếp theo là Lazada với 21.9%, còn lại phân bổ ở Sendo và Tiki (chưa tính TikTok Shop). 

Năm 2023, Điện gia dụng là ngành hàng có doanh thu cao nhất ngành Điện tử tiêu dùng (~15 nghìn tỷ đồng), tăng ~6 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Đứng thứ 2 là Điện thoại & Máy tính bảng, doanh thu khoảng ~12 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng hơn 4 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022. Đây là 2 ngành chiếm thị phần lớn nhất của toàn ngành Điện tử tiêu dùng trên sàn Thương mại điện tử. 

Mặc dù chào sân thị trường khá muộn, tuy nhiên, tính đến cuối năm 2023, TikTok đã vượt Lazada và đứng vị trí thứ 2 với thị phần 11.1% thị trường. Tiktok đang dần hát triển mạnh thị trường điện tử tiêu dùng và giúp doanh thu các ngành hàng nhỏ vượt lên đáng kể. Chi tiết tăng trưởng của Tiktok Shop theo tháng như sau: 

Số liệu thống kê dưới đây được metric tổng hợp từ 4/2023 tới 4/2024, đo lường trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo cho thấy mức tiêu thụ và nhu cầu của người tiêu dùng đối với từng ngành hàng cụ thể.

Nhận thấy doanh số của các ngành hàng tăng trưởng khá tốt trên các sàn thương mại điện tử. Điều này chứng tỏ khách hàng đang dần thay đổi thói quen mua sắm. Hoạt động mua sắm trên các nền tảng trực tuyến có phần sôi động hơn so, trái ngược với không khí ảm đạm tại các cửa hàng vật lí. Tuy nhiên, so với tổng doanh thu toàn ngành, mức tăng trưởng doanh thu trên sàn thương mại điện tử là không đáng kể. 

Sau giai đoạn tăng trưởng nóng vì tác động của đại dịch Covid 19 – khiến nhu cầu các thiết bị điện tử hỗ trợ học tập, làm việc từ xa tăng cao, sức mua của người tiêu dùng yếu dần, kế hoạch kinh doanh dựa trên kỳ vọng tăng trưởng sai và tình hình kinh tế vĩ mô không mấy khả quan đã khiến cho các doanh nghiệp đứng trước hàng loạt những thách thức. 

2. Những thách thức đối với doanh nghiệp Điện tử tiêu dùng năm 2023 và cơ hội phục hồi trong năm 2024 

a. Những tác động gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp ngành điện tử tiêu dùng trong năm 2023 

Hành vi người tiêu dùng thay đổi  

Khó khăn về tình hình kinh tế vĩ mô, kèm theo đó là giá điện, chi phí sinh hoạt tăng lên ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Theo Báo cáo của PwC về thói quen tiêu dùng tại Việt Nam năm 2023, có tới 62% người dùng lựa chọn cắt giảm những khoản chi tiêu không thiết yếu trong đó 38% người dùng cắt giảm sử dụng đồ điện tử. 

Thay vì mua sắm dựa trên sở thích cá nhân, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang mua sắm dựa trên nhu cầu thực tế, ưu tiên các sản phẩm cần thiết và có giá trị sử dụng lâu dài. Bên cạnh yếu tố hàng đầu về thương hiệu, giá cả, chất lượng, độ bền… một số yếu tố khác được khách hàng đề cao có thể kể tới như công nghệ tiên tiến, mức độ tiêu hao điện năng, ảnh hưởng tới môi trường, chính sách bảo hành, gói ưu đãi… Trong cuộc chiến giành lấy thị phần, thấu hiểu nhu cầu khách hàng chính là vũ khí giúp doanh nghiệp giành chiến thắng. 

Sự du nhập của doanh nghiệp nước ngoài  

Theo thống kê của metric trong 12 tháng (từ 11-04-2023 đến 09-04-2024) về Top 10 thương hiệu có doanh thu lớn nhất trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam, các thương hiệu có doanh số cao chủ yếu đến từ các nước Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc. 

Sự vắng bóng của các thương hiệu nội địa đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần có những chiến lược kinh doanh khôn khéo, hiệu quả để gia tăng sức cạnh tranh.

Sự phát triển của thương mại điện tử 

Thương mại điện tử cung cấp một kênh bán hàng với chi phí thấp hơn, nhưng cũng đặt ra áp lực giảm giá do tính minh bạch về giá và sự so sánh dễ dàng giữa các nhà cung cấp. Theo báo cáo của Metric.vn, tổng doanh thu của toàn thị trường TMĐT trong quý III/2023 đạt 63 nghìn tỷ đồng và đạt mức tăng trưởng 54,42% so với cùng kỳ năm ngoái. 

So với những siêu thị điện máy, cửa hàng bán lẻ, mức giá mà các gian hàng trên sàn thương mại điện tử luôn hấp dẫn hơn nhờ các chính sách trợ giá từ đơn vị vận hành. Tuy nhiên, không ít người dùng vẫn lăn tăn với việc chọn mua những chiếc Smartphone, máy tính bảng, laptop Tivi, tủ lạnh, điều hòa… có giá trị cao trên sàn thương mại điện tử do lo sợ không đảm bảo chất lượng hay nhận sản phẩm không đúng với số tiền bỏ ra. 

Những tác nhân trên đã gây ra nhiều tác động tới thị trường Điện tử Việt Nam. 

Làn sóng cắt giảm chi tiêu từ nửa cuối năm 2022 đã gây ra áp lực tồn kho quá lớn đối với các đại lý bán lẻ Điện tử tiêu dùng, các đại lý liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi, giảm giá sâu nhằm thu hút khách hàng. Để không bị mất khách, các đại lý khác cũng phải làm điều tương tự, thậm chí còn phải đưa ra các ưu đãi lớn hơn.  

Chiến lược này đã dẫn đến cuộc chiến về giá bán khốc liệt nhất lịch sử. Hạ giá bán trong thời gian dài khiến lợi nhuận của các nhà bán lẻ bị giảm sút đáng kể. Không chỉ vậy, ngành điện tử tiêu dùng chứng kiến sự “rớt giá” chóng mặt của các mặt hàng chủ đạo như điện thoại (giảm từ 2-14 triệu đồng/chiếc), laptop (giảm từ 5-10 triệu đồng/ chiếc), điện tử tiêu dùng và điện gia dụng ( giảm từ 50-70%/ sản phẩm). 

Hệ quả của cuộc chạy đua về giá bán là việc các nhà bán lẻ lao đao do không thể duy trì hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và áp lực kinh tế đè nặng. 

Theo số liệu thống kê, Quý I/2023, doanh thu của nhà bán lẻ lớn nhất đã giảm 25,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 21,28 tỉ đồng, giảm 98,5% so với cùng kỳ 2022, mức thấp kỷ lục từ sau khi niêm yết. 

Nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cộng với xu hướng tiêu dùng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến,  khiến các nhà cửa hàng bán lẻ phải đóng cửa tràn lan. Thế giới di động đóng cửa gần 150 cửa hàng trong vòng 2 tháng, con số này lên tới 200 cửa hàng vào cuối năm 2023, FPT Shop đóng cửa 36 cửa hàng và lỗ kỷ lục 329 tỷ đồng. 

Trước thực trạng không mấy khả quan của thị trường điện tử tiêu dùng năm 2023, câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là năm 2024 sẽ là cơ hội phục hồi hay là thách thức lớn hơn đối với ngành này? 

Đại diện các nhà bán lẻ cho rằng, năm 2024, môi trường kinh tế vĩ mô vẫn sẽ là rào cản đối với ngành điện tử tiêu dùng, thị trường sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn và đầy thách thức. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chúng ta vẫn có cơ sở để kỳ vọng vào khả năng phục hồi của toàn ngành.

b. Cơ hội phát triển dành cho doanh nghiệp Điện tử tiêu dùng Việt Nam trong năm 2024 

Sau khi doanh thu của doanh nghiệp bán lẻ điện thoại và điện máy giảm mạnh từ 20-25% vào năm 2023, các chuyên gia kỳ vọng doanh thu của sản phẩm sẽ phục hồi 5% so với cùng kỳ trong năm 2024. Điều này được đánh giá dựa trên cơ sở về tiềm năng phát triển ngành điện gia dụng tại Việt Nam vẫn còn rất lớn và có khả năng khai thác tốt. 

Theo Euromonitor, độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 31 tuổi – độ tuổi mua sắm cao, trong khi thu nhập bình quân cải thiện (3.000 USD/người/năm). Mặc dù phần lớn hộ gia đình Việt Nam đã sở hữu đầy đủ các mặt hàng gia dụng cơ bản nhưng nhu cầu mua mới hoặc đổi các mặt hàng điện máy gia dụng cơ bản vẫn tăng. 

Bên cạnh đó, dân số Việt Nam tăng đều và ổn định qua từng năm. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành điện tử tiêu dùng, khi nhu cầu mua sắm và nâng cấp các thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi cho đến các thiết bị gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa nhiệt độ, ngày càng tăng cao. 

Để tận dụng tốt tiềm năng của thị trường, doanh nghiệp cần nỗ lực nắm bắt cơ hội và có chiến lược Marketing phù hợp, bám sát theo những biến động của thị trường và xu hướng của ngành từ đó phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm đạt được tăng trưởng doanh thu trong giai đoạn sắp tới. 

3. Dự báo xu hướng chung ngành Điện tử tiêu dùng 2024-2025

 a. Dự báo thị trường tiêu dùng: Kênh mua sắm online tiếp tục phát triển

Hơn một thập kỷ hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, các sàn thương mại điện tử đã định nghĩa lại thói quen mua sắm cho người tiêu dùng. Nếu như trước kia, sản phẩm điện tử tiêu dùng không được ưu tiên trên các kênh mua sắm online. Hiện tại, với sự hỗ trợ hỗ trợ đón đầu các xu hướng công nghệ để có thể khởi sự và phát triển việc kinh doanh trực tuyến từ các sàn thương mại điện tử và các cam kết về dịch vụ bảo hành, hậu mãi đi kèm, các sản phẩm điện tử tiêu dùng xuất hiện nhiều hơn trên sàn TMĐT và dành được nhiều ưu ái từ người tiêu dùng.  

Theo sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2023, đồ công nghệ và điện tử chiếm 39% trong tổng lựa chọn mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Với nguồn trợ lực từ các sàn thương mại điện tử cũng như xu hướng mua sắm trực tuyến, doanh nghiệp Điện tử tiêu dùng hoàn toàn có thể tận dụng để hưởng trái ngọt từ loại hình kinh doanh này. 

b. Dự báo xu hướng chi tiêu: Nhu cầu đổi với và nâng cấp thiết bị điện tử gia dụng tăng cao

Statista nhận định khi nền kinh tế phục hồi, mức chi tiêu tiêu dùng tăng lên, nhu cầu nâng cấp và mức độ chi tiêu cho các thiết bị điện tử tiêu dùng cũng dần tăng theo. Xét về số liệu bình quân đầu người, mỗi người ở Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 79,71 USD vào năm 2024 – mức gia tăng đáng kể so với năm 2023. 

Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số trẻ cao dẫn đến nhiều thay đổi trong nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, chức năng của đồ điện tử và gia dụng.  

Sự phục hồi của nền kinh tế, mức chi tiêu tiêu dùng gia tăng và dân số trẻ sẽ là bước đà mạnh mẽ cho sự phục hồi của thị trường điện tử tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn tới. 

c. Dự báo các mảng phát triển: Điện thoại và máy tính cá nhân sẽ dẫn đầu về mức tiêu thụ 

Thị trường điện tử tiêu dùng Việt Nam đang chứng kiến nhu cầu tăng vọt về điện thoại thông minh và TV thông minh. Trong 6 tháng đầu năm 2023, người Việt bỏ ra 2 tỷ USD (49,2 nghìn tỷ đồng) để mua điện thoại, thuộc nhóm chi tiêu mạnh tay trong khu vực châu Á. 

Năm 2024 cũng là thời điểm thay mới các thiết bị điện thoại, laptop sau giai đoạn đỉnh điểm mua vào năm 2021. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng được dự báo người tiêu dùng Việt chú trọng đến công nghệ tiên tiến và sẵn sàng để nâng cấp các thiết bị cá nhân để phù hợp với nhu cầu và xu hướng mới. 

Những xu hướng được dự báo của ngành điện tử tiêu dùng không chỉ là những dấu hiệu về sự phát triển của công nghệ và sản phẩm, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thay đổi hành vi tiêu dùng và cách các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. 

Đứng trước những thách thức do biến động của thị trường, thay đổi xu hướng tiêu dùng, doanh nghiệp cần tìm cho mình hướng đi mới nhằm tối ưu hiệu quả chiến lược Marketing vượt qua khó khăn của thị trường từ đó đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững. 

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược Brandformance hiệu quả trong giai đoạn 2024 – 2025, Novaon Digital ra mắt bộ tài liệu Consumer Electronics & Home Appliances Brandformance Guides 2024. Bộ tài liệu này sẽ là nguồn tài nguyên cần thiết mang đến một bức tranh toàn cảnh về thị trường, insight khách hàng, những chiến lược Marketing sáng tạo, giải pháp cân bằng hiệu quả Branding và Performance cũng như những bài học kinh nghiệm triển khai Brandformance thành công của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. 

Đăng ký nhận thông tin về bộ tài liệu: Tại đây

Chiến lược Marketing ngành Banking – Finance: Innovative Marketing và AI & Big Data nâng cao trải nghiệm thương hiệu

Brandformance là việc kết hợp sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu và hiệu suất trong chiến lược truyền thông. Phương pháp này linh hoạt và toàn diện, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp cả trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Bên cạnh đó, ngành Banking – Finance tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing với sự lan tỏa mạnh mẽ của công nghệ số. Việc chiến lược Brandformance sáng tạo cùng Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI) và trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng được thúc đẩy bởi sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng trong ngành này như thế nào?

1. Doanh nghiệp Banking – Finance ứng dụng Innovative Marketing vào chiến lược Brandformance

Trong kỷ nguyên ngân hàng số, hoạt động Marketing đổi mới xoay quanh việc sử dụng chiến lược các nền tảng Digital, phương tiện truyền thông xã hội và ứng dụng di động. Những công cụ này đóng vai trò quan trọng, cho phép thực hiện các chiến dịch nhắm mục tiêu và phân tích chính xác.

Tuy nhiên, theo báo cáo từ Kantar cho thấy rằng xu hướng thương hiệu sẽ bị suy giảm doanh số nếu chỉ dành nhiều tỉ trọng cho performance marketing mà bỏ qua xây dựng thương hiệu. Từ năm 2019 đến năm 2021, các thương hiệu có tài sản thương hiệu ngày càng tăng đã tăng brand value lên 72% so với mức tăng chỉ 20% của các thương hiệu có tài sản thương hiệu giảm.

Việc phân bổ phần lớn ngân sách hoặc toàn bộ ngân sách để tập trung làm PERFORMANCE hầu như chỉ giúp tiếp cận nhóm khách hàng cuối phễu – nhóm đã có nhu cầu trực tiếp, điều này dẫn đến rất nhiều vấn đề bất lợi cho thương hiệu:

Trái lại, nếu phân bổ phần lớn ngân sách hoặc toàn bộ ngân sách để tập trung làm BRANDING giúp thương hiệu có thể mở phễu Khách tốt ở giai đoạn chuyển đổi, nhưng lại bỏ qua cơ hội tạo ra giá trị doanh thu trong ngắn hạn.

Chính vì vậy, Brandformance là sự kết hợp hai yếu tố trên trong cùng một chiến lược, ra đời để giải quyết bài toán cân bằng lợi ích trong ngắn và dài hạn. Để triển khai chiến lược Brandformance thành công, Novaon Digital đưa ra 3 yếu tố quan trọng:

Khi bắt đầu triển khai chiến lược Marketing, ngành ngân hàng – tài chính thường đối mặt với nhiều thách thức. Họ cần phải xác định được rõ việc thuyết phục đưa ra quyết định cần thời gian dài, vì không chỉ “bán hàng” qua performance mà ngành ngân hàng – tài chính cần xác định mất thời gian branding để “thuyết phục” với nhóm khách hàng trong quá trình cân nhắc ra quyết định. Đó là khi chúng ta cần quan tâm tới các yếu tố về sáng tạo kết hợp công nghệ trong một chiến lược Brandformance cụ thể được gọi là Innovative Marketing.

Theo diễn giả Sylwia Kulesza: “Innovative Marketing: Không phải điều gì đó lớn lao mà là những thứ xảy ra trong cuộc sống”. Vì vậy, ta cần để khách hàng cảm nhận được rằng mỗi hoạt động quảng cáo của Ngân hàng là dành cho mình là được Cá nhân hóa – hay còn gọi là Invisible marketing.

Innovative Marketing phổ biến hơn Marketing truyền thống

Trong thế giới tiếp thị hiện đại, ranh giới giữa tiếp thị sáng tạo (Creative Marketing) và tiếp thị đổi mới (Innovative Marketing) không phải là một bức tường không thể vượt qua. Thực tế, chúng thường có sự giao thoa và tương tác mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là các hoạt động Innovative Marketing không phải là hoàn toàn mới mẻ, nhưng chúng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và tạo ra sự khác biệt trong chiến lược Brandformance.

Một ví dụ điển hình là ba hoạt động chính: nghiên cứu thị trường (Market Research), chiến dịch tiếp thị (Marketing Campaign) và nghiên cứu và phát triển tiếp thị (Marketing R&D). Hiện tại, mặc dù các hoạt động này tồn tại song song, nhưng chưa được kết nối và phối hợp một cách hiệu quả.

Nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin quan trọng về thị trường và người tiêu dùng, nhưng nó thường không được sử dụng một cách sáng tạo và đổi mới trong việc phát triển chiến lược Marketing. Trong khi đó, các chiến dịch tiếp thị thường tập trung vào việc tạo ra sự chú ý và tương tác từ phía khách hàng, nhưng có thể thiếu sự phản hồi quan trọng từ thị trường thông qua nghiên cứu. Cuối cùng, nghiên cứu và phát triển tiếp thị có thể tạo ra các ý tưởng mới và sáng tạo, nhưng không thể thành công nếu không được áp dụng trong một chiến dịch tiếp thị thực tế.

Mr Lê Viết Hải Sơn – CEO Novaon Digital đưa ra đánh giá:

Để tận dụng tối đa tiềm năng của cả ba hoạt động này, cần có sự hòa trộn giữa sự sáng tạo và đổi mới. Trong bối cảnh Innovative Marketing, sự kết hợp giữa sáng tạo (Creative) và công nghệ (Technology) trở nên cực kỳ quan trọng để tạo ra Growth Hacking cho chiến lược Brandformance.

Công thức Innovative Marketing = Creative Marketing + Tech Marketing

Bằng cách này, không chỉ có thể tận dụng thông tin từ thị trường một cách sáng tạo và đổi mới, mà còn tạo ra các chiến lược Brandformance hiệu quả và đột phá.

Áp dụng chiến lược Brandformance kết hợp Innovative Marketing là cần thiết cho các doanh nghiệp Banking – Finance

Hiện tại, các doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào việc tạo ra nội dung và giải quyết các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của công nghệ, cần phải kết

hợp với yếu tố sáng tạo, tự động hóa và xây dựng hệ thống. Đối với các tổ chức tài chính lớn như ngân hàng, việc áp dụng một loạt các công nghệ mới là cực kỳ quan trọng, bao gồm việc hoàn toàn chuyển sang một nền tảng công nghệ hiện đại hơn. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, sử dụng các công nghệ sâu như Chat GPT có thể được xem xét như một chiến lược quan trọng để tối ưu hóa việc tương tác và giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả và tự động thông minh.

Các doanh nghiệp tài chính – ngân hàng cần khai thác nguồn dữ liệu dồi dào của khách hàng, nâng cao mức độ tương tác của người dùng thông qua nội dung được cá nhân hóa. Sức mạnh tổng hợp của Marketing nội dung và Influencer Marketing, AR/VR trên mạng xã hội sẽ khuếch đại khả năng nhận diện thương hiệu. Trong khi các ứng dụng dành cho thiết bị di động thì cung cấp các chương trình khuyến mãi phù hợp, khai thác tính phổ biến của điện thoại thông minh. Thích ứng với các con đường Digital này là chìa khóa để các ngân hàng phát triển mạnh trong trải nghiệm thương hiệu (Brand experience) hiện đại đồng thời gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

2. Ba cấp độ Innovative Marketing cho các doanh nghiệp Banking – Finance hướng tới mục tiêu B2B

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công nghệ là giúp ngân hàng giải quyết các vấn đề hiện tại, bao gồm cả B2B. Mặc dù ngân sách thường chỉ được dành cho việc tiếp cận khách hàng cá nhân, nhưng vẫn có câu hỏi về một trong những cách thức ứng dụng công nghệ giúp ngân hàng xử lý vấn đề hiện hữu (B2B).

Ngân hàng Techcombank đã áp dụng một roadmap đa dạng bao gồm banner, quảng cáo số và nhiều phương tiện khác để mở rộng phạm vi tiếp cận là một trong những nhiệm vụ công nghệ giúp ngân hàng xử lý vấn đề.

CEO Lê Viết Hải Sơn đưa ra quan điểm về Innovative Marketing không chỉ cần thiết mà còn rất quan trọng. Có ba cấp độ áp dụng Innovative Marketing:

Một ví dụ cụ thể về việc Viettel tiếp cận thị trường nông thôn. Một trường hợp nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu lợi ích của việc triển khai ứng dụng di động tại thị trường này và cách triển khai một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.

Thực trạng cho thấy thị trường nông thôn rất lớn với 65% dân số và không thể bỏ qua. Tuy nhiên, công nghệ vẫn là một rào cản lớn tại đây. Viettel đã phát triển một chiến lược đi cùng với mục tiêu chuyển đổi số của quốc gia. Ban đầu, việc triển khai Viettel Pay (ví điện tử) đã gặp khó khăn ở nông thôn. Tuy nhiên, sứ mệnh của Viettel là không để bất kỳ ai bị bỏ lại trong quá trình phát triển công nghệ, vì vậy họ đã tập trung vào việc cung cấp dịch vụ tiện lợi trong giao dịch cho cư dân nông thôn thông qua dự án Mobile Money. Chiến lược thực hiện tập trung vào tiếp thị đến các tiểu thương (Chợ 4.0) và học sinh, sinh viên.

Khi bắt đầu triển khai chiến lược Brandformance với Innovative Marketing kết hợp Creative Marketing và Tech Marketing, các doanh nghiệp thường đối mặt với nhiều thách thức, khó đảm bảo được ba yếu tố quan trọng: chiến lược, sáng tạo và công nghệ trong triển khai. Novaon Digital – Brand Experience Agency đã và đang hợp tác với các thương hiệu lớn trong nhiều ngành như Peugeot, Vietnam Airlines, Mobifone, Viettel… đem đến giải pháp truyền thông Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp ngành Ngân hàng – tài chính.

3. Vai trò then chốt của AI và Big Data trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng

Thảo luận về Chuyển đổi số trong ngành Banking – Finance & Cách mạng hóa hiệu quả Marketing tại Việt Nam tập trung vào vai trò then chốt của AI và Big Data trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng, ông Rohit Dadwal – Tổng giám đốc (Giám đốc điều hành) của MMA Global APAC & Giám đốc toàn cầu của SMARTIES™ Worldwide cho biết: “Lý do cần AI đã được khẳng định từ lâu, từ giai đoạn mua sắm trực tiếp tại cửa hàng cho đến sự xuất hiện của kỷ nguyên Digital, khi mà tương tác trở nên cá nhân hóa và tăng cường trải nghiệm khách hàng thông qua website. Chúng ta cần mở rộng tư duy để đón nhận và tận dụng AI bởi những ưu điểm của nó trong việc giảm thiểu sức lao động cho các công việc lặp lại hay những dữ liệu hữu ích mà AI đem lại”.

Đánh giá từ 2016 đến 2024, ông Rohit nhận xét hiệu suất sử dụng AI tăng 1000%, và dự báo tương lai AI sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong lên kế hoạch, kinh doanh và marketing nếu được tận dụng đúng cách. Việc tìm kiếm tỷ suất ROI khi sử dụng AI cả online và offline đang là mối quan tâm hàng đầu, và dù hiện tại AI chưa được nhiều người sử dụng nhưng tương lai có thể sẽ phát triển mạnh mẽ và phổ biến tương tự như điện thoại di động. Chuyên gia kêu gọi sử dụng AI ngay từ bây giờ, với niềm tin rằng trong tương lai, AI, Robotic và Automatic sẽ trở thành những người đồng hành quan trọng trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp, giúp giảm gánh nặng và trở thành một xu hướng mới trong ngành.

Tuy nhiên, việc lựa chọn công cụ AI phải dựa trên nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính và ngân sách, vì tỷ số lợi nhuận đóng vai trò quan trọng trong marketing. Đây là bước khởi đầu quan trọng để hưởng lợi từ sức mạnh của AI và Big Data trong thời đại số hóa hiện nay.

Ông Nguyễn Duy Tường, giám đốc Digital Marketing và Magnet Program tại MSB, chia sẻ tham vọng của ngân hàng này trong việc chuyển đổi vai trò của Marketing đối với ngành Banking-Finance. Với 16 năm kinh nghiệm trong ngành, ông nhận thấy sự phát triển từ giai đoạn ban đầu chỉ sử dụng Internet Marketing và Quảng cáo đến hiện tại, khi có sự xuất hiện của Digital Marketing thì đây đã trở thành một nền tảng Marketing vô cùng hiệu quả cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tài chính – ngân hàng cần xây dựng các chiến dịch marketing dựa trên hành vi khách hàng, sử dụng thêm nhiều công cụ tracking khách hàng cả online và offline cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của từng kênh. Để có thể xây dựng chiến dịch cá nhân hóa hiệu quả, việc tiên quyết doanh nghiệp cần làm là biết khách hàng thích gì và hiểu khách hàng mong muốn gì. Từ đó, đưa ra những thông điệp cũng như phát triển sản phẩm dựa trên sở thích và trải nghiệm khách hàng (customer journey). Thực tế, MSB đã vận dụng điều này trong việc tổ chức các chiến dịch vào dịp lễ như Valentine hay Quốc tế Phụ nữ, gửi những thông điệp cá nhân hóa đến khách hàng, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng tới khách hàng của mình.

Đồng tình với quan điểm của ông Nguyễn Duy Tường, ông Julian Brozoska, CGO của Publicis Groupe một lần nữa nhấn mạnh: “Marketing phải lấy khách hàng làm trung tâm và tập trung vào con người”. Hoạt động này không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng mà còn thúc đẩy sự tăng trưởng và hiệu quả trong marketing cho doanh nghiệp.

Để phát triển sản phẩm, nhằm phục vụ lượng khách hàng lớn hơn, bà Thảo Nguyễn -Trưởng bộ phận Sản phẩm và Dịch vụ Số của VPBank Securities, chia sẻ về việc sử dụng data AI trong các ứng dụng Ngân hàng số và đầu tư Chứng khoán. Theo bà Thảo: “VPBank đã tích hợp các giải pháp công nghệ tiên tiến như AI và Machine Learning trên các nền tảng Digital Marketing, ứng dụng Digital Banking, và VPBank Securities, giúp cá nhân hóa giao diện và hành trình của mỗi khách hàng dựa trên thói quen chi tiêu và sử dụng dịch vụ”.

Bất chấp những thách thức, vẫn có những trường hợp điển hình về hoạt động Marketing xuất sắc. Nhìn về phía trước, ngành dự đoán những đổi mới tiếp theo hứa hẹn sẽ xác định lại hiệu quả và phạm vi tiếp cận của tiếp thị tài chính trong nền kinh tế sôi động của Việt Nam.

————————————

Sự kiện “Executive Dialogues: AI and more” được tổ chức bởi MMA Global Việt Nam với sự tài trợ của Novaon Digital là sự kiện chuyên sâu dành riêng cho các nhà lãnh đạo cấp cao – Executive Dialogues có sự tham dự của những tên tuổi lớn trong ngành. Sự kiện diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu: Đại diện Novaon Digital – CEO Lê Viết Hải Sơn, Bà Phan Bích Tâm – Giám đốc Quốc gia Việt Nam, Myanmar và Campuchia MMA Global, Ông Rohit Dadwal – CEO MMA Global APAC,…

Trong suốt chương trình, Đại diện của các quý doanh nghiệp đã được tham gia các phiên thảo luận chuyên sâu về các chủ đề nổi bật như:

Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực Ngân hàng, Tài Chính và Công Nghệ Tài Chính – Fintech, các diễn giả đã cùng nhau chia sẻ quan điểm & góc nhìn của mình về các chủ đề nóng bỏng cùng tương lai của ngành trong thời kỳ chuyển đổi số thu hút được nhiều sự quan tâm.


Brandformance là gì? Chiến lược sẽ giúp thương hiệu tăng trưởng

Brandformance là một chiến lược hứa hẹn sẽ được nhiều doanh nghiệp quan tâm và triển khai kể từ năm 2023 để giải quyết bài toán cân bằng giữa xây dựng hình ảnh thương hiệu và tối ưu hiệu suất, mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

1. Khái niệm, nguồn gốc và tầm quan trọng của Brandformance

Trên môi trường số mỗi ngày, người dùng tiếp cận với hàng ngàn nội dung. Khoảng thời gian chú ý của họ ngày càng rút ngắn. Có thể nói rằng, người dùng đang ngày càng phân tâm bởi sự phong phú, hấp dẫn của các định dạng nội dung số. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng số ngày càng phát triển, mở rộng mỗi ngày, liên tục thử nghiệm thuật toán đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức hơn trong việc thu hút khách hàng mục tiêu.

Khó khăn chung của nền kinh tế năm 2023 đang gây áp lực lớn lên nhiều doanh nghiệp, vì vậy nhiều lãnh đạo đó là ưu tiên đạt được những mục tiêu doanh số trong ngắn hạn. Từ chiến lược đó, doanh nghiệp tập trung vào tối ưu hóa chi phí marketing và mong đợi thấy kết quả nhanh chóng từ các chiến dịch triển khai. Doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào các hình thức như quảng cáo bán hàng, ưu tiên tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao và thấy được kết quả nhanh chóng.

Nhưng doanh nghiệp cũng ý thức được lợi nhuận từ quảng cáo là cách tiếp cận chỉ phục vụ nhu cầu ngắn hạn. Bởi vậy, việc xây dựng được một chiến lược marketing cân bằng giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

image

Brandformance ra đời như một phương pháp cân bằng và tối ưu lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Phương pháp này cân bằng kết hợp giữa branding (thương hiệu) và performance (hiệu suất) trong chiến lược truyền thông. Nếu như branding được dùng để thiết lập diện mạo hấp dẫn và khác biệt của thương hiệu/sản phẩm trên thị trường nhằm thu hút, giữ chân khách hàng thì performance thiên về kích thích bán hàng và mức độ phổ biến, đồng thời giữ cho chi phí thu hút khách hàng ở mức thấp nhất có thể.

2. Hiệu ứng LEVI giải thích gì về cách làm Brandformance?

Tưởng tượng việc tách lẻ hai hoạt động Brand building và Performance Marketing và đặt 2 hoạt động này lên đồ thị với một chiều là thời gian, chiều còn lại là hiệu quả hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Một giai đoạn khi triển khai hoạt động sẽ gồm có 4 bước:
L- Lift-up: Lạc quan đối với những triển vọng của thị trường

E- Effectless: Hoạt động bắt đầu có xu hướng bão hoà, mất dần hiệu quả

V- Vague: Đội nhóm đặt câu hỏi về lý do thất bại, triển khai các cách làm khác

I- Illuminated: Các cách làm mới được testing có hiệu quả, được triển khai mạnh mẽ

Và chu trình vòng lặp lại tiếp tục.

image

LEVI – Mô hình độc quyền từ Novaon Digital lý giải hiệu quả của Brandformance

Đồ thị minh hoạ đường xu hướng của chỉ số brand value và performance ROI, tương ứng với hoạt động brand building và performance marketing riêng lẻ.

Nếu đặt trong bối cảnh một doanh nghiệp cùng triển khai hoạt động này tại một thời điểm, đặc trưng của hai hoạt động này như sau:

Vì vậy:

Khi triển khai Brandformance, các chỉ số vốn được coi là thuộc về performance cũng có thể dùng để đo lường sức khỏe thương hiệu (branding) một cách hiệu quả. Dưới đây là một ví dụ về chỉ số website của ngành ngân hàng.

image

3. Lý do nhiều công ty lớn sẽ nỗ lực triển khai brandformance kể từ năm 2023

Động thái của Apple kể từ hệ điều hành iOS 14

Bảo vệ quyền riêng tư của người dùng đang trở thành một xu hướng quan trọng trong thời điểm hiện tại. Apple đi đầu trong thực hiện chính sách mới về quyền riêng tư, bằng các hành động của họ với IDFA – mã định danh quảng cáo iOS. Theo nhiều nguồn dự đoán, số người dùng đồng ý cung cấp IDFA cho các nhà quảng cáo không vượt quá 10%.

image

Kể từ iOS 14, sự hạn chế quyền truy cập vào IDFA là một cú đánh lớn vào hệ thống quảng cáo. Khi người dùng không đồng ý cung cấp quyền truy cập IDFA, nhà quảng cáo sẽ không thể theo dõi các thao tác như nhấp chuột, tải xuống, đăng ký và mua hàng. Điều này là gây bất lợi vì khi không thể theo dõi được tương tác của người dùng với mẫu quảng cáo. Khi đó, các marketer sẽ không đo lường được tính hiệu quả của chúng, gây ra tình trạng lãng phí ngân sách vào việc quảng cáo cho những đối tượng không hứng thú.

Sự thay đổi của các thuật toán của các nền tảng quảng cáo (Facebook, Google,…)

Các nền tảng lớn như Facebook và Google liên tục thay đổi thuật toán nhằm ưu tiên nội dung từ bạn bè hơn những nội dung từ các nhãn hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải gia tăng ngân sách cho quảng cáo. Một vòng lặp được tạo ra, và marketer thì “cạn kiệt” ngân sách lẫn năng lượng cho quản trị quảng cáo trên các nền tảng lớn này.

So với 2020 – 2021, thời điểm hiện tại quảng cáo trên Facebook bị giới hạn hơn rất nhiều. Một trong các góc độ dễ thấy nhất là có thời điểm: chỉ cần có số điện thoại, email của bất kỳ ai và gõ trên thanh tìm kiếm của Facebook thì sẽ ra profile của người đó nhưng nay thì không. Chẳng hạn trước kia bỏ 15 triệu đồng, nhận được 158.000 hiển thị. Bây giờ phải bỏ ra ít nhất 20-25 triệu đồng để nhận được 158.000 hiển thị. Chi phí cho Facebook tăng từ 5-10% nếu muốn đạt hiệu quả như năm trước.

image

Không chỉ Facebook, thuật toán Google cũng đang giảm hiển thị lại, doanh nghiệp phải chạy quảng cáo nhiều hơn, chi tiền cao hơn. Doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh trực tiếp đối với lượt tìm kiếm tự nhiên và vừa cạnh tranh với lượt tìm kiếm có chi tiền quảng cáo.

Hướng tới marketing bền vững

Việc tách bạch quảng cáo hiệu suất và thương hiệu chỉ là một chiến lược không mang tính bền vững trong dài hạn vì:

Brandformance giải quyết được hoàn hảo bài toán cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn vì nó tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đạt được mục tiêu về các chỉ số. Brandformance cho phép doanh nghiệp cùng lúc truyền thông liên tục đến nhóm khách hàng mục tiêu và xây dựng sự hiện diện thương hiệu mạnh mẽ, từ đó dẫn đến sự cải thiện ROI tổng thể cho chiến dịch triển khai.

Những tác động tích cực từ chiến lược brandformance

Brandformance mang lại nhiều tác động tích cực đối với doanh nghiệp, tiêu biểu như giúp tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng niềm tin khách hàng và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi thương hiệu làm tốt việc kết nối và xây dựng hình ảnh, khách hàng sẽ dễ dàng hình dung rằng thương hiệu đáng tin cậy và ra quyết định mua sắm nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bằng cách tối ưu hóa việc xây dựng thương hiệu dựa trên các chỉ số hiệu suất, chiến lược Brandformance giúp tiết kiệm nguồn lực và ngân sách tiếp thị. Điều này giúp cải thiện hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận.

4. Ví dụ tiêu biểu về triển khai brandformance

Cùng theo dõi case study về thương hiệu thuốc nhuộm tóc từ Indonesia, Hello Bubble dưới đây:

Hello Bubble đã xây dựng chiến lược Brandformance và đạt được những chỉ số ấn tượng: Thu hút 32,000 lượt tham gia trên TikTok, ghi nhận tăng 18.1% nhóm đối tượng mục tiêu ghi nhớ được quảng cáo, tăng 700% tổng giá trị giao dịch trong vòng 1 tháng. Vậy thương hiệu này đã làm gì?

Hello Bubble đã triển khai cửa hàng trên TikTok Shop để thực hiện đồng thời mục tiêu nâng cao nhận diện thương hiệu (branding), và thu hút tương tác từ người dùng, gia tăng doanh thu (performance). Hello Bubble sử dụng hình ảnh đại sứ thương hiệu Blackpink để giới thiệu màu sắc của sản phẩm nhuộm tóc một cách trực quan đến với người dùng. Họ tạo ra các sticker, hiệu ứng trên TikTok và khuyến khích người dùng sử dụng hiệu ứng đó trong những video của riêng mình. Đồng thời, nhiều hình thức quảng cáo khác nhau, bao gồm lan truyền video có hợp tác với KOL, quảng cáo TopView và R&F, đã được áp dụng với mục tiêu lan truyền mạnh mẽ các video sử dụng hiệu ứng mà Hello Bubble tạo ra.

Thông điệp hướng tới nhóm đối tượng mục tiêu

Hiểu sâu và nắm rõ khách hàng mục tiêu là yếu tố đầu tiên cho một chiến lược Brandformance hiệu quả. Doanh nghiệp cần nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cách họ tương tác với thương hiệu để đưa ra thông điệp phù hợp.

Nhiều chiến dịch Brandformance đã bắt đầu với việc khảo sát khách hàng, với những câu hỏi khai thác các thông tin cụ thể, chẳng hạn như:

Phản hồi của khách hàng sẽ có giá trị hơn nhiều so với việc các nhà quảng cáo tự đặt giả thuyết về nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Các quyết định dựa trên dữ liệu và phân tích

Sử dụng dữ liệu và phân tích để theo dõi hiệu suất chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ cách khách hàng phản ứng và điều chỉnh chiến lược theo thời gian thực. Dữ liệu không chỉ rút ngắn quá trình ra quyết định mà còn giúp phân bổ chi phí hiệu quả, đặc biệt là đối với Brandformance.

Ví dụ, một chiến dịch Brandformance có ứng dụng thử nghiệm nội dung có chủ đích sẽ tạo điều kiện cho marketer, dựa trên dữ liệu, thường xuyên theo dõi được nội dung nào đang thu hút tốt, từ đó mở rộng quy mô với những nội dung đã chứng minh được tính hiệu quả trước đó. Phương pháp thử nghiệm nội dung này được phát triển bởi Meta và đã chứng minh được hiệu quả trong việc tăng ROI, rút ngắn thời gian tạo ra quảng cáo hiệu quả và giảm chi phí vào những quảng cáo có hiệu suất kém.

Không ngừng đổi mới và thích ứng

Tối ưu hóa và thích ứng là điều thiết yếu để để theo kịp sự thay đổi liên tục của thị trường, công nghệ và của nhóm khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét và điều chỉnh chiến lược Brandformance của mình để đảm bảo tiếp tục đạt hiệu quả mong muốn. Cùng xem một case study trong đó thương hiệu chú trọng đổi mới và thích ứng trong chiến lược brandformance của họ:

Cuối năm là dịp ngành hàng bán lẻ nhận được nhiều quan tâm của khách hàng. Là nhà phân phối các sản phẩm về giấc ngủ, Vua Nệm mong muốn thu hút thêm nhiều người mua sản phẩm nệm cao cấp tại mùa cao điểm này. Bên cạnh đó, Vua Nệm cũng mong muốn đẩy mạnh hiệu quả branding để giành lợi thế trên sân chơi của kẻ mạnh, tạo khoảng cách với các đối thủ.

Kim chỉ nam văn hoá hiệu suất (performance culture) trong việc ra quyết định

Để đưa ra những quyết định nhanh chóng và có tính chính xác cao, doanh nghiệp cần xây dựng, duy trì và phát triển văn hoá hiệu suất theo thời gian. Văn hoá này đã giúp đội ngũ marketer trong team liên tục đưa ra những ý tưởng sáng tạo trong một thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học và chính xác vì quyết định đưa ra dựa trên dữ liệu.

Ở điểm này, hãy tưởng tượng một hệ thống rào cản trên một con đường cao tốc. Con đường cao tốc cho phép bạn lái xe với tốc độ cao để đến đích nhanh chóng. Rào cản cung cấp cho bạn một khung cảnh rõ ràng trong đó bạn có thể điều hướng. Nếu cần, bạn có thể chuyển làn bất kỳ lúc nào. Điều luôn giữ nguyên là hướng đi và tốc độ cao mà bạn đang di chuyển.

Tương tự như vậy, văn hóa hiệu suất đóng vai trò như một hệ thống rào cản cho quyết định mở rộng chiến dịch. Nó cung cấp một khung cảnh rõ ràng trong đó quyết định có thể được đưa ra mà không cần các điều chỉnh lớn. Lợi ích của “rào cản” này chính là sự tiết kiệm thời gian. Ví dụ, khi thương hiệu cân nhắc “bắt trend” xu hướng nào đó trên TikTok, thì hãy để ý tới một sự thật là: chúng thường kết thúc nhanh chóng hơn nhiều so với thời gian mà nhiều công ty bỏ ra để đánh giá xem họ muốn tham gia hay không. Hiệu suất, hay nói cách khác là định hướng theo đuổi mục tiêu, ưu tiên tốc độ và sự hiệu quả.

5. Cách doanh nghiệp trau dồi năng lực Brandformance

Đầu tư mạnh vào đội ngũ nhân sự in-house

Để triển khai Brandformance thành công, doanh nghiệp cần có đội ngũ in-house gồm tương đối đầy đủ các chuyên gia về nhiều mảng: phân tích thị trường, phân tích dữ liệu, sáng tạo nội dung, performance marketing, thiết kế,… Nhưng điều quan trọng là các nhân sự phải mạnh về khả năng phối hợp trong công việc, am hiểu và nắm rõ phạm vi công việc của các thành viên còn lại bởi chiến dịch Brandformance thường có yêu cầu cao về sự kết hợp giữa sáng tạo và công nghệ.

Việc xây dựng đội ngũ in-house mạnh mẽ đòi hỏi thời gian, công sức và đầu tư lớn, nhưng doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn quá trình brandformance và thực hiện điều chỉnh cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh.

Sẵn sàng ngân sách cho brandformance

Chiến dịch Brandformance thường yêu cầu ngân sách vào các hoạt động truyền thông có thể tích hợp như quảng cáo, xây dựng kênh social media, thuê KOL, tổ chức sự kiện…Để vừa đạt được mục tiêu về thương hiệu và hiệu suất, doanh nghiệp cần phân chia một cách hợp lý ngân sách cho từng hạng mục và theo mốc thời gian cụ thể. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được nguồn lực khi triển khai chiến dịch.

Brandformance không phải là một chiến lược ngắn hạn mà cần phải được duy trì và cải tiến liên tục theo thời gian. Chuẩn bị sẵn ngân sách giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng duy trì các hoạt động brandformance dài hạn.

Tìm đến đối tác agency có năng lực brandformance mạnh

Khi mới triển khai chiến lược Brandformance, khả năng cao doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những sai sót và thất bại đến từ nhiều nguyên nhân, thiếu kinh nghiệm, nguồn lực,… Lúc này, việc tìm kiếm một đối tác agency uy tín sẽ giúp tránh được những rủi ro và tổn thất không đáng có bởi những lý do chính sau:

Một bí quyết để tìm được agency được lý tưởng để triển khai Brandformance là họ phải đảm bảo cả 3 yếu tố Strategy – Creative – Technology trong dịch vụ cung cấp. Họ biết chính xác cách kết hợp các yếu tố này một cách hiệu quả và có thể giải thích chi tiết các quy trình tương ứng cho doanh nghiệp.

6. Tạm kết: Tương lai của brandformance và thương hiệu

Brandformance thực sự sẽ trở thành xu hướng marketing của thời đại số. Vì vậy, doanh nghiệp muốn xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng thời đạt được những kết quả tốt về mặt doanh thu cần bắt tay vào làm Brandformance ngay từ bây giờ.

Ai sẽ phân định “cuộc chiến không hồi kết” Brand building – Performance marketing?

Khi ưu tiên mục tiêu bán hàng, doanh nghiệp sẽ khó được nhớ tới, giảm khả năng tiếp cận đối tượng mới. Quá ưu tiên mục tiêu thương hiệu, doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí để gây dựng, gặp khó khăn trong tăng trưởng. Bài viết có tham khảo nguồn của Kantar sẽ cho anh chị cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề muôn thuở này.

Tóm lại: Làm brand hay tập trung vào số và tăng trưởng, cái nào quan trọng hơn?

Vị trí CEO kỳ vọng Marketing giúp công ty gia tăng doanh số trong ngắn hạn, bằng chứng là hàng vô số cuộc họp nội bộ được tạo ra chỉ để trả lời cho câu hỏi “Tại sao không ra số?”. “Marketing ra số” thực chất được biết tới với cụm từ performance, sales hay activation marketing (ví dụ các chương trình khuyến mãi) nhằm mục đích hiệu quả về doanh thu.

Năm 2023, do những tác động rõ rệt của các biến động kinh tế, việc doanh nghiệp nhìn thấy lợi nhuận trên từng đồng chi phí Marketing được coi là yếu tố tiên quyết trong ngắn hạn. Đối mặt với tình hình khó khăn, có tới 48% đội ngũ Marketing toàn cầu được Kantar khảo sát cho biết: họ đang đầu tư vào các hoạt động ưu đãi để thu hút khách hàng hơn là xây dựng thương hiệu, hay những thứ trừu tượng như tối ưu trải nghiệm khách hàng. Điều này rất nguy hiểm.

Về bản chất của digital advertising, không thể phủ nhận rằng quảng cáo số ngày nay đã có sự tiến hoá quá lớn. Thay vì đơn thuần là giới thiệu sản phẩm, mô tả công dụng và thuyết mục mua hàng, quảng cáo số ngày nay có “sứ mệnh” vĩ đại hơn: đại diện cho tiếng nói của thương hiệu. Nói cách khác, quảng cáo số – kênh truyền thông tiềm năng này làm được nhiều hơn là câu chuyện bán hàng.

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong dài hạn

Thương hiệu đã trở thành một phần của cuộc sống thường nhật, của trải nghiệm số đông, thành một phần của văn hóa, và việc xây dựng thương hiệu liên quan nhiều hơn đến câu chuyện bán hàng. Quan trọng nhất, việc xây dựng thương hiệu phải khiến cho thương hiệu nổi bật so với đối thủ cạnh tranh, và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn.

Case study nổi tiếng về xây dựng thương hiệu trong dài hạn có thể kể đến Airbnb. Airbnb đã thực hiện những thay đổi lớn đối với chiến lược Marketing của mình trong những năm gần đây. Từ năm 2019, công ty bắt đầu cố gắng ít phụ thuộc hơn vào quảng cáo tìm kiếm, tập trung vào các hình thức marketing có độ lan truyền tốt, chú trọng quan hệ công chúng nhằm xây dựng thương hiệu trở nên kiên cố. Airbnb chủ động đưa tin tức về hoạt động kinh doanh của công ty và thực hiện quảng cáo trên truyền hình. Những thương hiệu như Airbnb trở nên mạnh mẽ hơn, mở rộng hơn, có khả năng tiếp tục tồn tại cùng chúng ta trong nhiều năm tới.

“Mổ xẻ” quan điểm của Marketer trên toàn cầu

Một nghiên cứu nghiêm túc của Kantar được thực hiện (2021) chỉ để tìm ra câu trả lời then chốt: Yếu tố nào quan trọng nhất trong việc đo lường ROI: performance marketing, branding building hay sự kết hợp của cả hai?

Dù có tới 86% marketers tin rằng sự kết hợp của cả 2 là cần thiết, chỉ 63% trong số này cho biết họ THỰC SỰ ĐO LƯỜNG hiệu quả của các chiến dịch dựa trên các 2 loại dữ liệu.

Câu chuyện muôn thuở: đo lường chiến dịch digital marketing trong các tổ chức. Ở nhiều công ty, việc đo lường chỉ đơn giản là đếm số lượt nhấp chuột và xem liệu doanh số bán hàng có tăng hay không. Dù lượt nhấp chuột tăng lên là tín hiệu tích cực, chỉ số này cũng là quá sơ khai để biết rằng đồng tiền bỏ ra cho Marketing có thật sự hiệu quả.

image

Việc thiếu nghiên cứu trong hoạt động làm digital advertising và việc “dựa dẫm” vào việc đo lường thông qua các chỉ số bề mặt như số lượt click trở thành lý do khiến cho quảng cáo số ngày càng phát triển như một phương tiện phục vụ cho hiệu suất (performance). Với đặc điểm đó là chi phí thấp, lợi nhuận quay vòng nhìn thấy tức thời, việc sử dụng quảng cáo số dựa trên tinh thần này sẽ dẫn đến sự thiếu toàn cảnh, thiếu tầm nhìn chiến lược.

Một vấn đề khác: Do khoảng thời gian làm việc trung bình của một marketer – thường là 2 hoặc 3 năm, nhiều công ty đã nổ ra tranh luận xem họ có nên đầu tư vào vị trí CMO cố định hay không. Với những cơ hội việc làm mới và hấp dẫn trên LinkedIn, một vị trí làm marketing thường không ở lại đủ lâu để thấy kết quả của chiến lược dài hơi. Bởi vậy, họ cần phải chứng minh khả năng của mình thông qua thành tựu hoặc kết quả đạt được một cách nhanh chóng, trước khi chuyển việc.

Liệu có thể đạt được mục tiêu về brand building và performance marketing cùng lúc?

Giả định đặt mục tiêu một mẫu quảng cáo có thể đạt được đồng thời mục tiêu branding và performance, thì trọng số của từng hiệu quả sẽ là bao nhiêu? Nhìn vào số liệu được Kantar thu thập trong 5 năm gần đây nhất, thông tin cho biết brand building và performance marketing có sự liên kết chặt chẽ.

2/3 quảng cáo hoạt động tương tự nhau trên cả hai khía cạnh. Rất ít quảng cáo hoạt động cực kỳ tốt trên một khía cạnh nhưng lại kém ở khía cạnh còn lại.

image

Bằng chứng cho thấy rằng các mẫu quảng cáo thành công về ngắn hạn vẫn có hiệu quả tốt trong dài hạn, và ngược lại. Mấu chốt nằm ở việc thương hiệu tập trung vào brand building khi phát triển các mẫu quảng cáo.
Đặc biệt lưu ý: Không đánh mất các mục tiêu dài hạn ngay cả khi việc sản xuất quảng cáo được thực hiện trong ngắn hạn.

image

Quảng cáo đạt được 2 hiệu quả này trông sẽ như thế nào?

Phân tích một bộ dữ liệu gồm 50,000 quảng cáo được thực hiện với người tiêu dùng trong 5 năm trở lại đây, một vài yếu tố tiềm năng đã được tìm ra, giúp quảng cáo số đạt được hiệu quả trên cả 2 khía cạnh. (Nguồn: Kantar)

Đầu tiên: sản phẩm hay thương hiệu xuất hiện dưới nhiều biến thể (top 5% quảng cáo hiệu quả nhất về cả branding và performance cho biết điều này). Các quảng cáo này đề cập tới nhiều thông tin hơn về sản phẩm, demo sử dụng, thành phần hay nguyên liệu cụ thể.

Thứ hai, thương hiệu cần xuất hiện sớm trong những giây đầu của quảng cáo.

Thứ ba: Sử dụng lối chơi chữ – wordplay một cách hóm hỉnh trong quảng cáo. Gợi ý này làm gia tăng chỉ số tương tác và bản thân hiệu suất của quảng cáo đó.

Cuối cùng, một số yếu tố xu hướng khác, ví dụ như sử dụng Influencer Marketing – ảnh hưởng của người nổi tiếng đối với quảng cáo được cho rằng chỉ có thể thấy được kết quả rõ rệt khi sử dụng những gương mặt tên tuổi, có uy tín hoặc các ngôi sao truyền hình.

Quan trọng: Tập trung vào mục tiêu brand building giúp gia tăng ROMI

Trong khi quảng cáo chú trọng performance có thể thấy được sự gia tăng trực diện về ROI, việc tập trung vào brand building mạnh hơn được chứng minh là giúp gia tăng ROMI – chỉ số trực diện hơn trong câu chuyện Marketing.

* Số liệu ROMI đo lường mức doanh thu mà một chiến dịch Marketing đang tạo ra so với chi phí để chạy chiến dịch đó. ROMI được tính bằng công thức: ROMI = (thu nhập từ Marketing – chi phí hàng hóa – chi tiêu Marketing) / chi tiêu Marketing) * 100.

image

Giải quyết vấn đề với trợ thủ AI

Tương lai cho thấy quảng cáo sẽ có khả năng đảm bảo cả tính thương hiệu và tính hiệu suất một cách linh hoạt.

Trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng tạo ra các loại nội dung động (dynamic content), cho phép điều chỉnh quảng cáo trong quá trình thực hiện, cho phép nội dung branding và nội dung performance được kết hợp chặt chẽ cùng với việc đo lường hiệu quả. Khả năng điều chỉnh một quảng cáo dựa trên thời gian thực (real-time) như thêm, bớt các ưu đãi hay thay đổi thông điệp nhắm tới người dùng sẽ dẫn tới việc đảm bảo hai khía cạnh trong một quảng cáo.

Một ví dụ về một chiến dịch xây dựng thương hiệu và thể hiện kỹ thuật bán hàng thành công là chiến dịch ‘Hungry Eyes’ của McDonald’s. Quảng cáo này không yêu cầu khách hàng hành động bằng call-to-action quyết liệt nhưng nó nhẹ nhàng nhắc nhở người xem rằng, nhờ có ứng dụng McDonald’s mà món ăn yêu thích của họ có thể được giao bất cứ lúc nào. Đây là một cách khéo léo giúp tăng doanh số bán hàng.

Hiểu rõ sức mạnh và các yếu tố ảnh hưởng tới quảng cáo số cho phép đội ngũ Marketing tối ưu hóa việc truyền thông và quảng cáo theo đúng mức độ quan trọng của mục tiêu bán hàng và việc xây dựng thương hiệu.

Airbnb “thắng lớn” nhờ giảm 28% ngân sách Marketing như thế nào?

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, Airbnb gây ấn tượng đột phá trong ngành du lịch khi mang lại thành tích cao nhất từ trước đến nay, sau khi cắt giảm hoạt động Search Engine Marketing (SEM) – tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm sang tập trung cho Brand Marketing (xây dựng thương hiệu). Vậy vì sao gã khổng lồ home-sharing lại có bước ngoặt như vậy và Airbnb đã thực hiện kế hoạch này như thế nào?

AirBnB là một trong những công ty đặt phòng trực tuyến phổ biến nhất trên thế giới. Từ khi thành lập vào năm 2008, AirBnB đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn bằng việc cung cấp cho người dùng trải nghiệm lưu trú độc đáo tại các địa điểm địa phương.

Việc chuyển trọng tâm từ tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm sang xây dựng Brand Marketing, kết hợp với sự phục hồi ngành du lịch sau đại dịch đã giúp Airbnb đạt mức tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay trong quý III NĂM 2022.

Airbnb Inc. cho biết chiến lược cắt giảm chi tiêu quảng cáo, đầu tư vào Brand Marketing và giảm bớt các chiến dịch Search Engine Marketing (SEM) được gọi là tiếp thị trên công cụ tìm kiếm đã mang lại hiệu quả vượt trội. Như được ngầm dự báo trước, Ngân sách marketing của Airbnb được cắt giảm hợp lí từ năm 2022 để không phải đột ngột cắt giảm trong làn sóng suy thoái kinh tế vào năm 2023.

image

1. Airbnb đã triển khai chiến lược truyền thông thương hiệu như thế nào?

“Chúng tôi coi Search Engine Marketing (SEM) là một cách để cân bằng giữa cung và cầu hơn là một cách để thu hút một lượng lớn khách hàng.”— Giám đốc điều hành Brian Chesky – Airbnb.

Airbnb đã cắt giảm ngân sách Marketing tổng thể. Trong quý đầu tiên của năm 2021, ngân sách cho sales and marketing đã giảm 28% so với quý một năm trước đó xuống còn 229 triệu đô la, với lý do cắt giảm chi phí performance marketing, Airbnb ưu tiên sử dụng sức mạnh của thương hiệu Brand Marketing để thu hút khách hàng tiềm năng.

Giám đốc tài chính Dave Stephenson cho biết: “Công ty chúng tôi hài lòng với lợi tức đầu tư mà công ty nhận được với cách tiếp cận chiến lược truyền thông mới. Công ty đã chi 383 triệu đô la cho sales and marketing trong ba tháng kết thúc vào ngày 30/9/2022”.

Ông nói: “Kết quả chiến lược thương hiệu Brand Marketing của chúng tôi đang mang lại kết quả xuất sắc với tỷ lệ hoàn vốn cao và thành công đến mức chúng tôi muốn mở rộng dịch vụ sang nhiều quốc gia hơn”.

Cụ thể, Airbnb đã thực hiện những thay đổi lớn đối với chiến lược Marketing của mình. Vào năm 2019, công ty bắt đầu thử nghiệm hạn chế tiếp thị trên công cụ tìm kiếm và đẩy mạnh hơn các chiến dịch broad marketing campaigns và PR để xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Công ty đã tập trung vào các hoạt động PR, lên các chiến lược nội dung thông tin về hoạt động kinh doanh của mình, kết hợp triển khai các chiến dịch quảng cáo chạy trên các kênh như truyền hình, social media hay các chiến dịch video, UGCs, Influencer Marketing.

image

Giám đốc điều hành Airbnb Brian Chesky cho biết thêm trong cuộc gọi, Airbnb không coi Marketing là một cách để “mua” khách hàng vì hơn 90% lưu lượng truy cập vào nền tảng của họ đến trực tiếp mà không cần quảng cáo tìm kiếm. Thay vào đó, chiến lược của họ bây giờ là sử dụng hoạt động truyền thông để quảng bá Airbnb Categories, một cách tìm kiếm nhà dựa trên các yếu tố như phong cách nhà ở hoặc địa điểm gần với một hoạt động cụ thể như lướt sóng hoặc trượt tuyết và AirCover, một chính sách nhằm giúp khách du lịch gặp phải các vấn đề như tìm không đúng nhà hoặc chủ nhà hủy đặt phòng trong thời gian ngắn. Công ty cũng cung cấp chính sách AirCover cho các máy chủ bao gồm bảo hiểm trách nhiệm pháp lý và bảo vệ thiệt hại.

Khi được các nhà phân tích hỏi liệu Airbnb sẽ cắt giảm chi tiêu quảng cáo trong bối cảnh suy thoái kinh tế hay tiếp tục đầu tư mở rộng thị trường rộng hơn để thu hút người tiêu dùng về các dịch vụ mới, các giám đốc điều hành của Airbnb cho biết họ kỳ vọng tỷ lệ phần trăm marketing trên doanh thu vào năm tới sẽ duy trì ở mức tương tự như trước đây.

2. Thử thách nào cho Airbnb khi làn sóng Marketing ngành du lịch quay trở lại rầm rộ?

Mat Zucker, đối tác cấp cao và đồng lãnh đạo hoạt động bán hàng và tiếp thị toàn cầu tại công ty tư vấn Prophet, cho biết: “Airbnb dường như không có ưu tiên. Họ đang tích cực tích hợp cả hai”. Một phần nguyên nhân có thể là do Airbnb có hoạt động tương đối tinh gọn và là một công ty có lĩnh vực hoạt động mới hơn so với các chuỗi khách sạn truyền thống. Ông nói: “Họ không có gánh nặng về cấu trúc kinh doanh, phòng ban và nhân lực cạnh tranh, vì vậy có lẽ đó là một phần lý do tại sao họ có thể làm điều này dường như rất dễ dàng”.

Nhưng thương hiệu AirBnb có thể bị thử thách nếu có các đối thủ xuất hiện tăng cường chi tiêu Marketing. “Tôi không biết liệu căn hộ có đủ để duy trì được chỉ số share of voive hay không,” ông Zucker nói. “Nếu hoạt động Marketing khách sạn quay trở lại và chi tiêu bắt đầu tăng lên trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, liệu Airbnb có thể duy trì chỉ số share of voive khi các khách sạn quay trở lại rầm rộ không?”

image

AirBnB xác định ba ưu tiên chiến lược cho năm 2023:

Theo Chesky, điều này có nghĩa là đầu tư vào tiếp thị để nâng cao nhận thức và giáo dục khách du lịch về các dịch vụ và ưu đãi mới của AirBnB, chẳng hạn như doanh mục AirBnB (AirBnB Categories).

Doanh nghiệp dự kiến sẽ duy trì tỷ suất lợi nhuận EBITDA đã điều chỉnh vào năm 2023, ngoại trừ mức giảm nhẹ trong quý đầu tiên khi thương hiệu tăng chi tiêu tiếp thị lên. Bán hàng và tiếp thị sẽ cao hơn khoảng 150 điểm cơ bản tính theo phần trăm doanh thu trong quý đầu tiên, nhưng sẽ không thay đổi trong cả năm.

3. Thúc đẩy hiệu quả và quy mô nhờ việc cân bằng giữa Branding và Performance

Novaon Digital là agency cung cấp giải pháp trải nghiệm thương hiệu, các chuyên gia truyền thông của Novaon Digital nhận định rằng thay vì tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu theo lối truyền thống như trước đây, các doanh nghiệp cần nắm được 3 yếu tố:

Trong quá trình tiến đến nâng cấp trải nghiệm khách hàng, việc luôn tìm kiếm những giải pháp mới, ứng dụng thêm các yếu tố công nghệ và sáng tạo nội dung, để tăng hiệu quả tối đa và tạo ra trải nghiệm tích cực hơn cho khách hàng đã được Novaon Digital hành động nhất quán.

Nguồn: WSJ – Megan Graham (Reporter, The Wall Street Journal)

Agency nào được Meta vinh danh tại Vietnam Business Messaging Awards 2023: Best Diversity?

Ngày 13/6/2023, Meta đã công bố giải thưởng Vietnam Business Messaging Awards 2023. Trong đó, Novaon Digital vinh dự là Agency tại Việt Nam được vinh danh tại hạng mục Best Diversity.

Vietnam Business Messaging Awards 2023 là giải thưởng ghi nhận sự ứng dụng sáng tạo, đa dạng và kết hợp đổi mới của những Agency trong việc tận dụng tối đa Conversations giúp các doanh nghiệp khai phá sức mạnh hội thoại. Giải thưởng đã minh chứng cho thành công của Novaon Digital sau sự chuyển mình mạnh mẽ nhằm tạo ra những giải pháp (Solutions) trải nghiệm thương hiệu toàn diện và đa dạng cho tất cả khách hàng.

image

Novaon Digital vinh dự là agency tại Việt Nam được vinh danh tại hạng mục Best Diversity

1. Tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ Conversational Marketing

Theo Meta, Việt Nam có tỷ lệ sử dụng Business Messaging cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát: 73% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát sử dụng hội thoại để tiếp cận doanh nghiệp. Khoảng 40% người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ tăng tần suất trò chuyện với doanh nghiệp. Ít nhất 1 trong 3 người tiêu dùng Việt Nam trò chuyện với doanh nghiệp mỗi tuần một lần. Kinh doanh Hội thoại phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt là Millennials và GenZ.

Sức hấp dẫn của các cuộc hội thoại (Conversations) đến từ Messaging Platform đối với các doanh nghiệp muốn giao tiếp với khách hàng là rất quan trọng. Tuy vậy, chỉ cần áp dụng là không đủ để đáp ứng mong đợi của khách hàng. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc dữ liệu lead từ các nền tảng quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau đổ về CRM. Điều này, làm hệ thống dữ liệu đứt gãy, ảnh hưởng đến quy trình và con người, các doanh nghiệp cần một công cụ đủ mạnh để kết nối dữ liệu khổng lồ này.

Tại Vietnam Business Messaging Awards 2023, Meta cũng đã đề cập đến nhiều điểm mới của Business Messaging. Các giải pháp và công cụ Business Messaging được vận hành bởi công nghệ tiên tiến, giúp các doanh nghiệp tiếp cận các khách hàng tiềm năng nhất và mang lại trải nghiệm nhắn tin cá nhân hoá một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc này cũng giúp cho các doanh nghiệp tối ưu chi phí quảng cáo và đồng thời mang lại trải nghiệm kết nối mượt mà nhất với khách hàng tiềm năng của họ, tăng cường khả năng chuyển đổi và doanh thu.

image

Panel Discussion: Transform business with Business Messaging Innovation

Theo Bà Vân Lê, Market Lead – Vietnam Growth Business tại Meta cho biết: Để triển khai giải pháp Business Messaging hiệu quả, các doanh nghiệp cần:

Nắm bắt được nhu cầu này, Novaon Digital mang lại giải pháp bằng một sản phẩm mới với cốt lõi công nghệ cùng dịch vụ trải nghiệm thương hiệu toàn diện giúp quản trị tối ưu cho khách hàng. Trong quá trình tiến đến nâng cấp trải nghiệm khách hàng, việc luôn tìm kiếm những giải pháp mới, ứng dụng thêm các yếu tố công nghệ và sáng tạo nội dung, để tăng hiệu quả tối đa và tạo ra trải nghiệm tích cực hơn cho khách hàng đã được Novaon Digital hành động nhất quán.

2. Novaon Digital khai phá đúng sức mạnh của Conversational Marketing như thế nào?

Novaon Digital đã có bước ngoặt lớn trong chiến lược phát triển. Novaon Digital đưa ra sứ mệnh “Digitally transform Brand Experience with Strategy, Technology and Creativity” trở thành Agency cung cấp dịch vụ chuyển đổi trải nghiệm thương hiệu trên nền tảng kỹ thuật số với chiến lược (Strategy), sáng tạo (Creative) và công nghệ (Technology).

image

Le Viet Hai Son – CEO, NOVAON DIGITAL & Ben Joe – VP, Southeast Asia & Emerging Markets, Meta

Trong đó, Novaon Digital đã phát triển sản phẩm mới, tận dụng tối đa giải pháp để thúc đẩy và áp dụng vào hình thức Conversational Marketing, cải tiến và ứng dụng hiệu quả:

Có thể thấy, trong hành trình chuyển đổi số trải nghiệm của khách hàng, việc ứng dụng, nâng cấp các công cụ mới là vô cùng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, với những cải tiến công nghệ, những sáng tạo mới của Novaon Digital và đội ngũ Meta như công cụ Business Messaging sẽ giúp các nhãn hàng nhanh chóng tiến gần và thấu hiểu khách hàng của chính mình.

3. Vua Nệm: Trải nghiệm thương hiệu chất lượng trên nền tảng Digital

Từ những giải pháp truyền thông thương hiệu mang lại trải nghiệm toàn diện, Novaon Digital đã triển khai thành công nhiều chiến dịch lớn cho các nhãn hàng tại thị trường Việt Nam và trong khu vực.

Vua Nệm là một thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nệm và chăn ga gối, đã thực hiện hoạt động truyền thông mạnh mẽ trên đa nền tảng.

Trong quá trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng, Vua Nệm luôn hướng tới và liên tục thử nghiệm các giải pháp công nghệ mới, phương thức mới để thay đổi và nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi họ tiếp cận thương hiệu.

image

Le Viet Hai Son – CEO, NOVAON DIGITAL & Le Huy Long – Head of Digital, Vua Nệm

Trong giai đoạn năm 2021 – 2023, nhìn thấy tiềm năng và hiệu quả của Conversational Marketing, đặc biệt công cụ Business Messaging mới được Meta triển khai. Vua Nệm đã hợp tác với Novaon Digital để lên phương án áp dụng và thực thi phương thức mới này, nhằm tiến tới 2 mục tiêu tăng Chuyển đổi và Nâng cấp trải nghiệm cho khách hàng. Trong quá trình triển khai Business Messaging, Novaon Digital đã triển khai chiến lược, nội dung sáng tạo và ứng dụng thêm các công nghệ mới, nhằm tối ưu hiệu quả giao tiếp của Vua Nệm với khách hàng tiềm năng. Thúc đẩy quá trình tiếp cận khách hàng nhanh chóng thông qua các cài đặt kỹ thuật và kiểm nghiệm liên tục.

Bên cạnh những chiến lược truyền thông mới, cùng kế hoạch push sale hàng tháng và tài liệu mà Vua Nệm cung cấp, Novaon Digital có những nội dung quảng cáo rất linh hoạt với khách hàng, giúp vừa truyền tải thông điệp của nhãn hàng, vừa dễ dàng thu thập mong muốn, nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ, sản phẩm theo mùa vụ và cho nhãn hàng tổng. Từ đó, Novaon Digital đã thu về những data khách hàng chất lượng, đáp ứng mong đợi của Vua Nệm.

Novaon Digital đã đồng hành cùng Vua Nệm trong nhiều năm qua, tỷ lệ chuyển đổi ngày càng được cải thiện.

Ông Lê Huy Long – Head of Digital, Vua Nệm cho rằng: “Chúng tôi tin tưởng Novaon Digital giúp chúng tôi dễ dàng kết nối và tiếp cận với khách hàng và mang đến cho họ những trải nghiệm dịch vụ phù hợp, từ đó gia tăng khả năng chuyển đổi. Cập nhật những thông tin phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng”.

Chiến thắng tại các giải thưởng uy tín đã ghi nhận nỗ lực của đội ngũ sáng tạo từ Novaon Digital. Đây cũng là động lực để Novaon Digital không ngừng khai thác sức mạnh của Chiến lược – Giải pháp công nghệ – Tư duy sáng tạo đổi mới, phát triển thêm nhiều giải pháp thú vị, hiệu quả cho các chiến dịch truyền thông marketing trong tương lai. Từ đó, tạo ra những trải nghiệm thương hiệu toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh có sự dẫn dắt của công nghệ số.

Giải thưởng Vietnam Business Messaging Awards 2023: Best Diversity một lần nữa khích lệ Novaon Digital trong hành trình trở thành đối tác chiến lược đáng tin cậy của doanh nghiệp, là sự lựa chọn của khách hàng trong mỗi chiến dịch và trong hành trình xây dựng thương hiệu lâu dài.

Câu chuyện thành công của các thương hiệu đồng hành cùng chúng tôi: Xem chi tiết

Về giải thưởng Vietnam Business Messaging Awards 2023

Vietnam Business Messaging Awards 2023 là giải thưởng ghi nhận sự ứng dụng sáng tạo, đa dạng và kết hợp đổi mới của những Agency trong việc tận dụng tối đa Conversations giúp các doanh nghiệp khai phá sức mạnh hội thoại. Giải thưởng đã minh chứng cho thành công của Novaon Digital sau sự chuyển mình mạnh mẽ nhằm tạo ra những giải pháp (Solutions) trải nghiệm thương hiệu toàn diện và đa dạng cho tất cả khách hàng.

Năm 2022, Novaon Ads – Một thành viên của Novaon Digital đã vinh dự là đơn vị tại Việt Nam được nhận giải Meta Agency Of The Year 2022 tại hạng mục Business Messaging.

Tiêu điểm Hè 2023: Cùng ngành Điện máy & Điện tử chinh phục chiến dịch Marketing với Novaon Digital

Mùa hè được coi là mùa đỉnh điểm của ngành hàng Điện máy & Điện tử. Đặc thù oi nóng của thời tiết Việt Nam yêu cầu tới sự trợ giúp mạnh mẽ của các thiết bị làm mát, giải nhiệt. Đón đầu thời điểm hè gõ cửa, lúc này, các thương hiệu Điện máy rất cần sự trợ giúp để vượt qua sự cạnh tranh gắt gao của thị trường, từng bước chinh phục trái tim của người tiêu dùng.

Làm thế nào với ma trận tính năng/công dụng đặc biệt của sản phẩm trong mùa Hè?

Các sản phẩm Điện máy, điện lạnh có đặc thù là đa dạng SKUs, với vô vàn mẫu mã. Mỗi loại mẫu mã được sản xuất phục vụ một tệp nhu cầu nhất định. Đôi khi, sự đa dạng trong công năng này gây ra một “ma trận” thông tin đối với người tiêu dùng khi họ tiếp cận các sản phẩm.

Mùa hè năm 2022, hầu hết hệ thống siêu thị điện máy đều đang triển khai các chương trình khuyến mãi, với thông điệp như “Đón hè rực rỡ, sale giảm hết cỡ”, hay chương trình “Máy lạnh tốt, chốt tức thì”… Khách hàng mua điều hòa thời điểm này được ưu đãi từ 10-30%, thậm chí có những sản phẩm được khuyến mãi đến 50%.

image

Cụ thể, vào tháng 3/3023, Siêu thị Điện máy Xanh đang tổ chức chương trình giảm giá đến 32% dành cho sản phẩm điều hòa Beko Inverter 12000 BTU RSVC12VT từ 10,9 triệu đồng xuống còn 7,3 triệu đồng. Điều hòa thương hiệu LG Inverter 12000 BTU V13APFP model 2023 giảm từ 16,2 triệu đồng xuống còn 15,8 triệu đồng.

Tương tự, siêu thị điện máy Media Mart đang giảm đến 25% với mẫu điều hòa Casper 1 chiều 12.000BTU SC-12FS33 từ 10,1 triệu đồng xuống còn 7,4 triệu đồng. Hay với điều hoà dòng Midea Msmall-10CRDN 9.000BTU Inverter giảm cực sâu 46% từ 10,2 triệu đồng xuống 5,4 triệu đồng. (Nguồn: Báo VNBusiness)

Nhìn chung, ưu đãi khủng nhằm kích cầu là chiến lược chung của nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, hạn chế của công cụ này là vẫn khó khăn trong việc giành sự chú ý của khách hàng nếu chiến lược truyền thông không có sự khác biệt hay thu hút.

Đón sức mua tăng từ người tiêu dùng, cùng đi tìm lời giải với thương hiệu và thoát khỏi cuộc cạnh tranh về “giá và khuyến mãi” khắc nghiệt:

image

Thương hiệu cần khẳng định lợi thế từ các yếu tố:

Đi từ mô hình STC (Chiến lược – Công nghệ – Sáng tạo), Novaon Digital đưa ra framework truyền thông nhằm giải quyết bài toán thông qua 03 khía cạnh này như sau:

image

#01: Direct – Đưa ra lợi ích trực diện

Với cách khai thác này, thương hiệu điện máy cần đi thẳng vào vấn đề bằng việc cung cấp lợi ích về sản phẩm cho khách hàng.

Trong danh mục ngành hàng Điện máy, trên cơ sở kinh nghiệm của Novaon Digital, phân khúc sản phẩm có thể chia làm 2 loại:

Với mỗi phân khúc sản phẩm, tệp nhu cầu của người dùng lại khác nhau”. Phân khúc sản phẩm affordable hướng tới giải quyết các vấn đề: Làm mát, chống nóng; tiết kiệm chi phí và chú trọng độ bền. Trong khi đó, phân khúc sản phẩm premium hướng tới cung cấp các giá trị về: Làm mát tối ưu, Sức khoẻ & sắc đẹp, Smart (khả năng kết nối nhiều thiết bị, sử dụng điều khiển bằng giọng nói,…).

Trong vai trò thương hiệu Điện máy – Điện lạnh, điều thương hiệu cần làm đó là định hướng khẳng định lợi ích lý tính của sản phẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng.

#02: Thoughtful – Quan tâm tới người tiêu dùng

Dựa trên góc nhìn về hai phân khúc sản phẩm phổ biến: Affordable và Premium, có hai cách thức mà thương hiệu có thể tiếp cận để thể hiện sự quan tâm đối với người tiêu dùng. Điều này nằm ở những giá trị về mặt cảm xúc mà thương hiệu có khả năng cung cấp cho người tiêu dùng của họ.(ảnh)

1. KHÓ CHỊU DO ĐẶC TRƯNG THỜI TIẾT MÙA HÈ

Những khó chịu do thời tiết mùa hè mang lại:

Khai thác hướng tiếp cận từ thời tiết mùa hè đặc trưng, Sunhouse từng quảng bá cho sản phẩm quạt điều hoà của mình với TVC sáng tạo. Thương hiệu đặt câu hỏi cho người xem: Nếu không có quạt điều hòa Sunhouse thì bạn sẽ thế nào? Video nhanh chóng “viral” nhờ việc truyền tải 3 phân cảnh hài hước cùng sự lặp lại của thông điệp “Thiếu gì thì thiếu. Không thể thiếu Quạt điều hòa Sunhouse”.

TVC đã đem lại hiệu quả bất ngờ cho thương hiệu Sunhouse với những con số ấn tượng như 1 triệu lượt xem trên Youtube và hàng nghìn lượt xem trên fanpage Sunhouse.

2. KHÓ CHỊU DO THIẾT BỊ LÀM MÁT GÂY RA

Điều hoà Panasonic lấy cảm hứng từ công nghệ lọc khí tiên tiến nhất, giúp lọc sạch không khí, tha hồ sống chất. Hãng đem đến “điệu nhảy lọc khí Nanoe” độc đáo nhằm truyền tải phong cách sống hiện đại, năng động, màu sắc. Chiến dịch thu hút sự ủng hộ nhờ gương mặt đại diện là MC “quốc dân” Trấn Thành.

Novaon Digital đề xuất 2 ý tưởng sáng tạo mà thương hiệu có thể sử dụng khai thác từ cảm xúc của họ trong những mùa hè quen thuộc:

image

Từ đây, Novaon Digital đề xuất 02 concept truyền thông sáng tạo mang tên:

TẬN HƯỞNG MÙA HÈ và TRÚ ẨN MÙA HÈ.

#01: Quick – Chốt khách hàng bằng quyết định nhanh gọn

“Người tiêu dùng mua sắm thực tế rất… ngẫu hứng”

Nhiều giao dịch mua của người tiêu dùng luôn không có kế hoạch.

(Nguồn: Theo báo cáo về tìm kiếm của Google, 2022)

Tận dụng hiệu ứng tâm lý “mua sắm ngẫu hứng” trên thực tế bắt gặp ở trên nhiều độ tuổi này, Novaon Digital gợi ý tối ưu 03 yếu tố tác động tới thời gian ra quyết định của khách hàng:

Quick #02: Thông tin người tiêu dùng được cung cấp

Sản phẩm Điện máy có giá trị tương đối lớn, vì thế, người tiêu dùng sẽ tốn một khoảng thời gian để quyết định việc mình có chi trả cho sản phẩm đó hay không. Việc thương hiệu có thể làm tốt nhất đó là cung cấp càng nhiều thông tin giá trị cho khách hàng càng tốt, bởi nó có thể giúp đẩy nhanh tốc độ ra quyết định này.

Các kênh thích hợp để cung cấp thông tin:

Thông tin đưa ra càng cụ thể, càng tin cậy, khách hàng càng có khả năng đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng hơn.

Quick #03: Khả năng thực tế mà người tiêu dùng có thể xem sản phẩm

Người mua hàng khao khát những trải nghiệm xem và thử sản phẩm chân thực nhất.

Họ quan tâm tới: Màu sắc, kiểu dáng, kích thước thực tế của thiết bị, sự phù hợp của thiết bị với không gian,… Họ cũng mong muốn được trải nghiệm sản phẩm để hình dung xem nó sẽ giúp đỡ thế nào cho cuộc sống của họ.

Để nhanh chóng chốt được khách hàng, các thương hiệu hãy cung cấp cho họ khả năng trải nghiệm sát với thực tế nhất có thể. Đơn cử tại những điểm chạm online, thương hiệu hoàn toàn có thể thiết kế những trò chơi tương tác (interactive game) cao như VR Room, VR challenge,… Một công đôi việc, người tiêu dùng vừa được thoả mãn nhu cầu giải trí, vừa có thêm hình dung chân thực về sản phẩm mà họ đang quan tâm. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ mua sắm của họ.

Liên hệ ngay với Novaon Digital tại đây để tìm hiểu thêm về cách áp dụng các giải pháp tương tác VR & AR trong quy trình chinh phục khách hàng.

image

Quick #04: Kênh mua sắm thuận tiện với người tiêu dùng

Người tiêu dùng có thói quen mua sắm đa kênh:

Vì vậy, việc thương hiệu đa dạng hóa kênh mua sắm là một cách để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng nhanh chóng hơn.

Tạm kết

Như vậy Novaon Digital đã bóc tách công thức truyền thông của mình nhằm giải quyết 02 bài toán khó nhằn cho thương hiệu Điện máy, Điện tử, Công nghệ. Mùa cao điểm đang đến gần, thương hiệu hãy nhanh chóng đi tắt đón đầu trong chiến dịch 2023 này nhằm khiến các dòng sản phẩm chủ lực của mùa hè nổi bật khỏi ma trận tính năng hay cạnh tranh về giá cả.

Để nhận tư vấn 1-1 về các giải pháp Digital Marketing được may đo cho chiến dịch Hè, thương hiệu có thể ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

Là tổ hợp giải pháp về trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience Solutions), Novaon Digital khai thác sức mạnh của chiến lược – giải pháp công nghệ – tư duy sáng tạo đổi mới.

Với đội ngũ hơn 800 chuyên gia về Digital Marketing và hệ thống công nghệ/ dữ liệu tiên tiến, Novaon Digital đã đồng hành và đem lại thành công cho các khách hàng lớn trên 20 ngành, như Peugeot, Huawei, Panasonic, Masterise Homes, Vietnam Airlines… tại thị trường Việt Nam.

Tìm hiểu về các giải pháp của Novaon Digital tại:

Đã đến lúc thương hiệu Nước Giải Khát FMCG tận dụng cơ hội để bùng nổ trong Hè 2023

Với đặc thù quốc gia nhiệt đới, Việt Nam đối diện với tiết trời oi nồng, nóng bức khi mùa hè đến. Đón đầu những tín hiệu của mùa hè, ngành Nước giải khát, Thức uống đóng chai (không cồn) trở nên vô cùng nhộn nhịp. Tháng 4/2023, thời điểm hè gõ cửa, cuộc đua chinh phục người tiêu dùng của những thương hiệu đồ uống FMCG chính thức bắt đầu.

Ngành đồ uống FMCG và mùa “khát” nhất trong năm

Thị trường mùa hè là sân chơi của các ông lớn FMCG trong mảng nước giải khát, đồ uống đóng chai (không cồn). Đặc thù đất nước có khí hậu mùa hè nóng ẩm và việc người dân hoạt động mạnh ở ngoài trời dẫn tới nhu cầu giải khát, “hạ nhiệt” là vô cùng cần thiết. Hòa nhịp cùng với nhu cầu đa dạng, các thương hiệu đồ uống FMCG trên thực tế cho ra đời vô vàn SKU sản phẩm đồ uống với danh sách công dụng trải dài phục vụ mọi nhu cầu giải khát của đông đảo người người tiêu dùng: Từ “làm mát”, “thỏa cơn khát tức thì”; đến những công dụng khó hình dung hơn như “detox, thanh lọc cơ thể”, “bù khoáng, điện giải”,…

Năm 2023, bức tranh Nước giải khát, đồ uống đóng chai (không cồn) trở nên đa dạng và thú vị bởi những thói quen mới dẫn đến hành vi và sở thích mới của họ so với 02 năm trước đây. Chẳng hạn, trào lưu bảo vệ môi trường, hạn chế dùng đồ nhựa đã dẫn tới việc người tiêu dùng hạn chế mua các sản phẩm đóng chai nhựa và vô cùng quan tâm tới việc các sản phẩm vỏ chai có thể tái chế được hay không, dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược Marketing của nhiều nhãn hàng.

Dưới lăng kính thương hiệu, hãy cùng điểm qua những xu hướng tiêu dùng mới mẻ này trước khi định hình “danh sách việc cần làm” vào mùa hè 2023 với Novaon Digital:

Điểm mới trong bối cảnh

Trải qua 02 mùa hè với câu chuyện gắn liền với giãn cách xã hội và bảo vệ sức khoẻ, đến 2023, cách đặt vấn đề của thương hiệu đồ uống FMCG nét mới mẻ và khác biệt nếu họ mong muốn nhận được sự chú ý từ phía người tiêu dùng.

Trên những khảo sát thông qua những chiến dịch hợp tác với các thương hiệu FMCG lớn, Novaon Digital nhận thấy những bài toán lớn sau mà thương hiệu FMCG cần giải quyết.

image

05 xu hướng cơ hội cho ngành hàng Đồ uống/Đồ không cồn/Sữa FMCG:

Xu hướng giải trí mùa hè: nhanh, ngắn gọn, bùng nổ

Hay còn có cách cận khác đó là sử dụng “snackable content” (nội dung nhanh và đậm tính giải trí).

Thời tiết mùa hè đã là một trở ngại, vì thế sự có mặt của sản phẩm hay thương hiệu cần giúp mọi thứ trở nên dễ dàng. Snackable content là một cách tiêu biểu để hiện thực hoá mục tiêu đó.

“Cùng một khoảng thời gian nhưng người dùng muốn được xem nhiều hơn”

Theo khảo sát của Meta, đối với người dùng Việt Nam, giải trí ”nhanh” đang dần trở thành 1 xu hướng thịnh hành khi họ bắt đầu có hành vi ưu tiên xem nhiều các video giải trí ngắn nhiều hơn. Những năm vừa rồi cũng đã chính thức đánh dấu sự bùng nổ của các MXH video ngắn như: TikTok, Facebook Reels, Youtube Short,…

Bằng những lý do trên, nội dung ngắn với những điểm chạm bùng nổ chính là hướng triển khai mà các thương hiệu đồ uống nên tận dụng ngay trong mùa hè này để không bỏ lỡ cơ hội tiến gần tới trái tim của người tiêu dùng.

Chăm sóc sức khoẻ chủ động

Giải nhiệt cơ thể là mối bận tâm hàng đầu về sức khỏe của người tiêu dùng trong suốt các dịp mùa hè. Cụ thể, người tiêu dùng quan tâm đến các phương thức để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết nắng nóng (các thức uống dinh dưỡng giải nhiệt và các cách khử mùi cơ thể,…)

Trải qua 02 năm sống chung với dịch bệnh, tâm lý “phòng ngừa” đã ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Họ đã quen với việc nâng cao nhận thức về vấn đề sức khỏe, từ việc “chữa bệnh” chuyển sang “ngừa bệnh”, “phòng bệnh”. Mùa hè 2023, câu chuyện không chỉ dừng ở COVID-19 mà còn đối với tất cả các bệnh lý có thể mắc phải trong dịp Hè. Người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến các phương pháp rèn luyện sức khỏe, đòi hỏi việc thương hiệu có thể thấu hiểu và “chăm sóc” họ.

Gợi ý cho thương hiệu: Triển khai menu “Thức ngon mùa hè” hay cẩm nang chăm sóc họng khỏe ngày hè để có thể an tâm tự tin thưởng thức mọi đồ uống trong thời tiết nóng nực.

image

Sức khỏe tinh thần được quan tâm cấp thiết

Ngoài các vấn đề về thể chất, chăm sóc tâm trí cũng là xu hướng mới được đông đảo người tiêu dùng quan tâm. Những cụm từ như “Burn out”; “Healing”,… xuất hiện nhiều hơn trên MXH, đây là cơ hội rất tốt để các thương hiệu có thể xây dựng Brand love đối với người tiêu dùng thông qua việc “chăm sóc sâu”.

image

Theo báo cáo Google Year In Search 2022, số lượng kết quả tìm kiếm gắn với cụm từ “giảm căng thẳng” gia tăng 60% so với cùng kỳ năm trước.

Mobile game tiếp quản và duy trì sức hút sau dịch COVID

Gắn bó với người tiêu dùng như một cách thức quen thuộc trong mùa dịch, việc sử dụng thiết bị di động nói chung và Mobile Game nói riêng ngày càng phát triển. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Game Mobile xuất phát từ nhu cầu giải trí của người tiêu dùng & mong muốn kết nối cộng đồng trong thời gian làm việc tại nhà.

28,4 triệu là con số người chơi tại Việt Nam (tính đến thời điểm tháng 12/2022) và doanh thu các game Mobile sản xuất tại Việt Nam, phát hành toàn cầu lên đến 200 triệu USD/ năm.

Thị trường Game Mobile hứa hẹn có khả năng “chiếm sóng” cho thương hiệu nước giải khát FMCG trong dịp Hè, do Người tiêu dùng có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn khi thời tiết trở nên khắc nghiệt.

Gợi ý từ phía Novaon Digital dành cho thương hiệu: Thiết kế game tương tác với người tiêu dùng trong chiến dịch hè.

image

Game “Cặp nào – Món nào” lấy cảm hứng từ việc lựa chọn đồ uống mà Novaon Digital gợi ý cho nhãn hàng

Podcast từng phút len lỏi vào cuộc sống thường ngày

Thời đại của các định dạng nội dung sáng tạo đang lên ngôi, cố gắng thu hút sự chú ý từ người tiêu dùng. Podcast là một trong số đó.

Theo Statista, đến hết năm 2022, ước tính số lượng người nghe podcast sẽ chiếm hơn 20% tổng lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới (khoảng 424 triệu người).

​​Các xu hướng nghe – nhìn đã phát triển đa dạng trong thời gian lockdown và dần dần tiếp tục len lỏi trong hành vi Người tiêu dùng. Podcast luôn được liên kết chặt chẽ với việc di chuyển khi đi làm việc hoặc học tập, nhưng nó cũng ăn sâu vào môi trường sinh hoạt. Thời gian chờ đợi, thời gian di chuyển, tập thể dục hoặc ngay cả trước giờ ngủ cũng trở nên thích hợp để lắng nghe podcast.

Đây là khoảng thời lượng quý báu mà thương hiệu không nên bỏ lỡ để du nhập vào trong thế giới của người tiêu dùng.

Trải nghiệm thực tế ảo dẫn dắt xu hướng nâng cấp CX (Customer Experience)

VR và AR trước giờ chỉ được được biết đến thông qua trò chơi, phim ảnh và giải trí. Nhưng hiện nay, VR và AR đã vượt ra khỏi nguồn gốc đó và trở thành xu hướng dẫn đầu cho việc ứng dụng công nghệ vào nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là mảnh đất tiềm năng cho ngành hàng FMCG – ngành hàng đòi hỏi sự đầu tư, thay đổi, phát triển liên tục để phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng, có thể ứng dụng.

Trải nghiệm thực tế ảo nâng cấp mức độ tương tác của chúng ta, tăng sự liên kết giữa những trải nghiệm số và cảm xúc thật.

Trong năm 2022 vừa qua, ngành hàng FMCG nói chung đã đón nhận các chiến dịch VR nổi bật. Đơn cử có thể kể đến case study của Kinh Đô “Keeping festive stories virtually alive” rất thành công trong mùa Trung thu 2022.

image

Nguồn ảnh

Hay case study tiêu biểu “Hệ phòng thủ 1170” của Vinamilk đã truyền tải thành công tính cách trẻ trung, khỏe khoắn của thương hiệu qua AR game “Vũ điệu bụng khỏe”. Chiến dịch được thực hiện trong thời điểm từ Xuân sang Hè, thể hiện rằng Vinamilk là thương hiệu tinh tế khi khai thác câu chuyện về hệ miễn dịch và thời điểm chuyển mùa.

image

Nguồn ảnh

Tổng kết phần 1: Cơ hội từ phía nhãn hàng Đồ uống FMCG

Về xu hướng tiêu dùng

Những xu hướng và hành vi tiêu dùng, các mối quan tâm và bận tâm của Người tiêu dùng trong Hè 2023 không thay đổi quá nhiều so với các năm trước như: nhu cầu về giải trí, nhu cầu về du lịch, chăm sóc sức khỏe – giải nhiệt mùa hè.

Tuy nhiên Đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối 2022 đã gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng Việt: Họ đòi hỏi “được chăm sóc” nhiều hơn, toàn diện đến từ thương hiệu, hay nhu cầu về giải trí cũng cần “nhanh chóng” hoặc “được nhiều” hơn.

Dự báo đây chính là xu hướng nội dung dẫn dắt trong Hè 2023.

Về xu hướng nền tảng

Bên cạnh những Platform giải trí, truyền thông đã quen thuộc với Người tiêu dùng Việt. Giai đoạn 2022 – 2023 đánh dấu sự xuất hiện của những nền tảng mới ngày càng được người tiêu dùng Việt quan tâm và yêu thích. Đây chính là cơ hội dành cho các thương hiệu trong việc tích hợp vào truyền thông: Gamification; Podcast; Virtual Reality (VR); Short Video.

Tới phần 2, Novaon Digital sẽ đưa ra 4 gợi ý “Hè concept’ để bứt phá chiến dịch mùa tiềm năng nhất này với các nhãn hàng FMCG ngành đồ uống. Hãy cùng theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đón đầu chiến dịch Hè 2023, nếu nhãn hàng còn đang gặp khó khăn trong việc định hình chiến lược triển khai, hãy liên hệ tư vấn từ Novaon Digital.

Novaon Digital đã và đang là đơn vị tư vấn chiến lược Digital Marketing cho nhiều nhãn hàng lớn, hân hạnh đồng hành cùng doanh nghiệp trong mùa tiêu dùng Hè 2023 này.

Tìm hiểu thêm về giải pháp của chúng tôi tại đây:

Vai trò quan trọng của hình thức trải nghiệm nhập vai và tăng cường tương tác trong Marketing

78% khách hàng sử dụng hình thức mua sắm thông qua AR nói rằng họ hài lòng với trải nghiệm mua sắm của mình.

Ứng dụng AR vào các hoạt động marketing đang trở thành một trong những hoạt động có hiệu quả tốt trong nhiều doanh nghiệp, và hứa hẹn tiềm năng phát triển lớn trong tương lai.

Createch Marketing: Ứng dụng công nghệ nhằm thúc đẩy sáng tạo, nâng cao mọi trải nghiệm thương hiệu

“Công thức hoàn hảo pha trộn giữa Chiến lược, Công nghệ và Ý tưởng sáng tạo”

Createch là “chiếc cầu” nối giữa ý tưởng và công nghệ, đem tới giải pháp truyền thông sáng tạo cho thương hiệu. Áp dụng Createch Marketing đồng nghĩa với việc sử dụng một hoặc nhiều công nghệ vào hoạt động sáng tạo nhằm thực thi hiệu quả một hoặc nhiều chiến dịch marketing. Để làm được điều này, thương hiệu cần hiểu rõ về giá trị sáng tạo mình theo đuổi và công nghệ mà mình cần sử dụng.

Mô hình Createch Marketing của Novaon Digital

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập tới giải pháp VR & AR, một trong những hình thức tốt nhất để tác động vào tầng giải trí (entertain) cho đối tượng mục tiêu, rút ngắn hành trình mua sắm của họ bằng cách cung cấp cho họ những động lực vui vẻ hơn trong mua sắm.

Bối cảnh 2023: Nhu cầu nào dẫn đến ứng dụng công nghệ AR & VR?

Ở khía cạnh người tiêu dùng, họ có nhiều nhu cầu tiềm ẩn dẫn tới việc VR & AR là một trong những hình thức truyền tải sẽ chiếm được cảm tình của họ.

  • Nhu cầu được trải nghiệm thực tế

Các công nghệ này cho phép người mua hàng tương tác với nội dung số, lồng ghép qua thông tin ảo vào thế giới thực (AR) hoặc trong không gian ảo hóa (VR). Không cần đến tận cửa hàng, khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm chân thực ở bất kỳ đâu.

  • Nhu cầu được cá nhân hoá mua sắm

“70% người mua hàng online mong muốn những tìm kiếm mua sắm của họ được cá nhân hoá theo nhu cầu và sở thích cá nhân”

Đại dịch đã thúc đẩy nhiều khách hàng mua sắm qua kênh online, giúp họ tiếp cận với những trải nghiệm được cá nhân hóa. Do vậy, người mua tiếp tục nâng cao kỳ vọng mua sắm của mình và hy vọng sẽ nhận được những trải nghiệm tốt hơn.

Mặt khác, nhằm đáp ứng điều này, sự phát triển của các công nghệ phân tích và tối ưu hóa theo thời gian thực đã làm tăng khả năng mang lại trải nghiệm đa kênh phù hợp hơn bao giờ hết. “Cá nhân hóa” trải nghiệm mua sắm thông qua các hình thức công nghệ là một trong những lý do thương hiệu chọn sử dụng AR & VR.

  • Nhu cầu được giải trí và cảm thấy thoải mái về tinh thần

Trải qua 02 năm “chung sống” với COVID-19, để thích nghi, nhiều người chọn tìm cho mình những phương thức giải trí khác nhau nhằm làm quen với cuộc sống “giãn cách”, độc lập. Thẳm sâu, họ khao khát sự thoải mái về mặt tinh thần thông qua các phương tiện và nội dung giải trí.

1) Giải pháp thực tế ảo VR Room

Một trong những giải pháp có tính thực tế cao đó là các phòng thực tế ảo VR Room. Đây là hình thức mô phỏng không gian trong đó cố gắng sao cho các chi tiết hiện lên chân thực nhất có thể, nhằm mục đích giúp người dùng trải nghiệm hiệu ứng thị giác và thính giác sát với thực tế nhất. VR Room kích thích khả năng tưởng tượng, hình dung và tái hiện các cảm giác của người xem, người chơi. Do vậy, công nghệ này thường được ứng dụng trong các nhiều ngành nghề đặc trưng, phải kể tới Nội thất, Điện máy, Thời trang,… và ngày nay ứng dụng tốt trong cả các ngành nghề đòi hỏi yếu tố “trưng bày” nhiều như Nông nghiệp, Công nghệ hay thậm chí là FMCG.

VR Room còn được “phá cách” nâng tầm tương tác cao hơn, bằng cách kết hợp với hình thức trò chơi (gamification). Đây là xu thế hiện đại, vừa nâng tầm hình thức VR truyền thống, vừa thúc đẩy hiệu quả của giải pháp, đồng thời gia tăng khả năng người chơi hành động. Đây là một mỏ vàng cho các thương hiệu nếu chú trọng khai phá.

Một số lợi ích trực diện khi khai thác giải pháp VR Room:

Hình thức VR Room được phân loại thành các giải pháp với cách thức áp dụng như sau:

Product story room là hình thức kể câu chuyện về sản phẩm thông qua phòng trưng bày. Khi sử dụng Product story room, khách hàng có thể hình dung 360 độ sản phẩm mà không phải xem hàng trực tiếp. Lợi ích tới với thương hiệu đó là có thể “educate” khách hàng về các thông tin hữu ích của sản phẩm.

Không chỉ giúp trưng bày sản phẩm, Product story room còn là hình thức tuyệt vời để giúp thương hiệu mô tả quy trình sản xuất, tham quan, trải nghiệm,… với khách hàng một cách chân thực. Cơ hội lớn này dành cho những ngành như Sữa nước – tham quan nông trại sữa, Cà phê – nông trại cà phê, Nước mắm – show về quy trình ủ chượp nước mắm,… vô cùng thú vị và sáng tạo.

Heritage gallery là hình thức triển lãm di sản có vai trò dẫn dắt người xem bước vào hoạt cảnh và cảm nhận câu chuyện. Hình thức Heritage gallery phù hợp với mục đích xây dựng ấn tượng và cảm tình thương hiệu, thông qua câu chuyện về kỷ niệm thành lập, về sứ mệnh và tầm nhìn, về những di sản thương hiệu để lại,… Giải pháp này đem lại cho người xem cảm giác hồi tưởng, trân trọng.

Challenge room đúng như tên gọi, là phòng thực tế ảo sinh ra để người chơi chinh phục. Challenge room thúc đẩy tương tác thông qua các trò chơi, thử thách được nhãn hàng thiết lập sẵn. Thông qua các thử thách, người chơi nắm được thông tin sản phẩm, thông điệp chiến dịch, thương hiệu hay một chương trình bán hàng cụ thể nào đó. Hình thức này đặc biệt phù hợp với: chiến dịch truyền thông ra mắt tính năng sản phẩm, các chiến dịch khuyến mãi, tặng kèm,… lớn của thương hiệu.

1) Giải pháp thực tế ảo VR Room

Bên cạnh VR Room, AR Game cũng là một hình thức được các chiến dịch marketing phổ biến ưa chuộng, do các lợi thế nhãn hàng nhận được từ nó.

**AR Game **là hình thức trò chơi áp dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR), nhằm tái hiện hình ảnh, đồ vật dưới định dạng 3D ngay trong môi trường thực tế để tăng cường sự trải nghiệm và tương tác của người dùng. Bằng cách này, người chơi, người xem có thể vừa nhìn thấy không gian thực xung quanh, vừa thấy những hình ảnh hay nội dung ảo và dễ dàng tương tác (chạm, bắt…) với chúng.

AR Game ứng dụng với đa dạng ngành nghề và sản phẩm, dịch vụ; đặc biệt là các ngành nghề có tệp khách hàng tương đối trẻ tuổi: FMCG, Công nghệ, Giáo dục, Ngân hàng, Bảo hiểm,…

Đối với thương hiệu, một số lợi ích nổi bật từ AR Game phải kể tới:

Hình thức AR Game được phân loại thành các giải pháp với cách thức áp dụng như sau:

AR Interactive Game là hình thức trò chơi tương tác nhằm thực hiện nhiệm vụ mà thương hiệu đã thiết lập (nhảy theo vũ đạo, tương tác với sản phẩm, chọn thông điệp ngẫu nhiên,…). AR Interactive Game phù hợp với mục đích quảng bá cho chiến dịch hoặc cho sản phẩm mới, gia tăng tương tác thương hiệu (brand engagement) trên kênh mạng xã hội. Với tính tương tác cao, hình thức này còn phù hợp với các thương hiệu muốn xây dựng hình ảnh gần gũi, thân thiện với tệp khách hàng của mình.

AR Interactive Game: Vũ khí giúp ngân hàng Nam Á gia tăng nhận diện

AR Lifestyle filter là hình thức sáng tạo nên những bộ lọc hấp dẫn và khuyến khích người dùng sử dụng chúng. Ứng dụng trong chiến dịch Marketing, thương hiệu thiết kế những bộ lọc thời thượng nhằm truyền tải tinh thần, thông điệp của chiến dịch và kêu gọi người tiêu dùng của họ lan toả. AR Lifestyle Filter phù hợp với mục đích quảng bá cho chiến dịch hoặc cho sản phẩm mới, hay gia tăng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) trên nền tảng mạng xã hội.

Năng lực cung cấp dịch vụ VR & AR của Novaon Digital

Novaon Digital tự hào là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp VR & AR xuất phát từ chiến lược truyền thông tổng thể. Hiệu quả VR & AR sẽ được thiết lập chặt chẽ với ý tưởng sáng tạo của chiến dịch.

Lợi thế gói dịch vụ Createch Marketing VR & AR của Novaon Digital:

Với lợi thế này, Novaon Digital đã áp dụng thành công hình thức VR & AR cho hơn 30 chiến dịch lớn nhỏ trong năm 2022. Mùa cao điểm của nhiều ngành hàng đang tới, thương hiệu hãy nhanh chóng đi tắt đón đầu bằng việc sử dụng các hình thức Createch Marketing nhằm đạt được hiệu quả đột phá.

  • 1
  • 2

Brand Experience Solution Agency

Novaon Digital khai thác sức mạnh của Chiến lược, Giải pháp Công nghệ và Tư duy Sáng tạo để thúc đẩy thương hiệu phát triển. Cảm hứng của chúng tôi đến từ việc tạo ra những trải nghiệm giúp chuyển đổi thương hiệu tốt hơn, giúp khách hàng thấu hiểu & đánh giá cao thương hiệu của bạn


© 2024 NOVAON DIGITAL. All rights reserved.

Trụ sở chính

Trụ sở chính: 94 Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai, Hà Nội

VP HCM

Lầu 5 Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, số 3/1 Thành Thái, phường 14, quận 10, TP.HCM

VP Singapore

5001 Beach Road, Golden Mile Complex, #08-10, Singapore.

Thành viên khác của Novaon Group

© 2024 NOVAON DIGITAL. All rights reserved.