Skip to main content

Tác giả: admin

Xu hướng chủ đạo định hình chiến lược marketing của ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 

Bài viết được phân tích dựa trên báo cáo “Industry Snapshot: Consumer packaged goods” (Tổng quan ngành hàng hóa đóng gói tiêu dùng (CPG)) của WARC cùng với sự đánh giá chuyên môn từ Novaon Digital sẽ đem tới cái nhìn tổng quan súc tích về những xu hướng chính mà từng ngành sẽ đối mặt, các yếu tố vĩ mô trọng yếu nhằm định hình chiến lược marketing của các ngành công nghiệp đóng gói trong năm 2025. Đồng thời, Novaon Digital đưa ra các khuyến nghị thiết thực, giúp các CEO, CMO, C-LEVEL ứng phó hiệu quả với những thách thức. 

Bối cảnh ngành hàng: Làm sao để thương hiệu phát triển bền vững và tăng trưởng đáp ứng kỳ vọng? 

Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (Consumer Packaged Goods – CPG) đang đứng trước những thay đổi sâu sắc do ảnh hưởng từ các xu hướng vĩ mô và chuyển dịch trong hành vi tiêu dùng toàn cầu. Làm thế nào để chuyển đổi chiến lược tăng trưởng bền vững? Dưới đây là bức tranh tổng quan về ngành hàng. 

Top 10 thương hiệu thực phẩm & đồ uống và đồ uống không cồn có giá trị nhất. 

Dựa trên bảng xếp hạng định giá thương hiệu năm 2023 của Brand Finance cho danh mục thực phẩm, ta có thể rút ra một số điểm nổi bật sau: 

  • Mỹ chiếm ưu thế trong Top 10 với 5 thương hiệu trong bảng xếp hạng (Lay’s, Tyson, Kellogg’s, Quaker, và Wrigley), Hoa Kỳ chiếm ưu thế lớn, cho thấy sức mạnh và sự đa dạng của các thương hiệu thực phẩm nước này. 
  • Trung Quốc có sự hiện diện mạnh mẽ: Ngoài Yili, Mengniu (6,005 triệu USD) và Haitian (6,235 triệu USD) cũng góp mặt, thể hiện vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc trong ngành thực phẩm toàn cầu.  

Bảng xếp hạng này phản ánh sự phân bổ rộng rãi của các thương hiệu thực phẩm trên toàn cầu, với sự vượt trội của các thương hiệu đến từ Mỹ, Trung Quốc, và châu Âu. Ngoài ra, ngành thực phẩm và đồ uống không chỉ phát triển mạnh ở các thị trường truyền thống mà còn có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc. Sự cạnh tranh trong ngành này đòi hỏi các thương hiệu phải liên tục đổi mới để duy trì vị trí của mình

Xếp hạng giá trị của các thương hiệu thực phẩm và đồ uống (nguồn: WARC 2024)

Bên cạnh thực phẩm, bảng xếp hạng định giá thương hiệu năm 2023 của Brand Finance cho các danh mục đồ uống và đồ uống không cồn có một số điểm nổi bật:  

  • Coca-Cola tiếp tục thống trị ngành đồ uống, dẫn đầu bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu 33,468 triệu USD, bỏ xa Pepsi (18,355 triệu USD), khẳng định vị thế thống trị cả về nhận diện và giá trị thương mại toàn cầu. Dù khoảng cách lớn, Pepsi vẫn là đối thủ cạnh tranh hàng đầu. 
  • Mỹ tiếp tục dẫn đầu với 6/10 thương hiệu trong danh sách, cho thấy vai trò trung tâm của quốc gia này trong ngành đồ uống. Phân khúc nước tăng lực phát triển mạnh với Red Bull, Monster, Gatorade và Dr Pepper. Trong khi đó, các thương hiệu từ châu Á và châu Âu như Nescafé, Nongfu Spring, Lipton đang khẳng định vị thế, phản ánh xu hướng toàn cầu hóa và đa dạng hóa sản phẩm.

Xếp hạng giá trị thương hiệu đồ uống không cồn (nguồn: WARC 2024) 

Top 10 thương hiệu mỹ phẩm giá trị nhất 

Danh mục mỹ phẩm cho thấy dẫn đầu là L’Oréal của Pháp dẫn đầu thị trường với 13,384 triệu USD. Trong danh sách có thể thấy các hãng mỹ phẩm của Mỹ vẫn đang thống lĩnh thị trường. Lancôme, Pantene, Garnier, Maybelline có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đang có xu hướng tăng dần về giá trị thương thiệu.  

Xếp hạng giá trị các thương hiệu mỹ phẩm (nguồn: WARC 2024) 

Xu hướng chi tiêu quảng cáo của các thương hiệu 

Theo dữ liệu từ WARC Media, tổng chi tiêu quảng cáo cho danh mục hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) được dự đoán sẽ đạt 182,8 tỷ USD vào năm 2024, tăng từ 170,5 tỷ USD vào năm 2023, tương đương với mức tăng trưởng hàng năm 7,2%. 

Đáng chú ý, gần hai phần ba (64%) tổng ngân sách quảng cáo này dự kiến sẽ được đầu tư vào quảng cáo trên nền tảng Internet thuần túy*. Trong khi đó, đầu tư vào các kênh quảng cáo khác dự kiến sẽ ổn định hơn, gần như không có sự thay đổi đáng kể. 

Chi tiêu quảng cáo toàn cầu ngành hàng tiêu dùng đóng gói (nguồn: WARC 2024) 
 

Những xu hướng định hình tương lai ngành hàng tiêu dùng (CPG) 

Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đang chuyển đổi mạnh mẽ 

Ngành CPG dần dịch chuyển từ tăng trưởng dựa trên giá sang phát triển bền vững, khi người tiêu dùng đạt ngưỡng chi tiêu trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt. Xu hướng chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sản phẩm hỗ trợ lão hóa, thúc đẩy đổi mới sáng tạo. 

Thế hệ Alpha ngày càng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm, nhất là trong thực phẩm và mỹ phẩm. Sự phổ biến của thuốc giảm cân như Ozempic, Wegovy cũng làm thay đổi thói quen tiêu dùng. Bên cạnh đó, bền vững trở thành ưu tiên, với các sáng kiến tận dụng nguyên liệu dư thừa để giảm lãng phí. Những xu hướng này sẽ định hình tương lai ngành CPG. 

Xu hướng 1: Tái định hình tăng trưởng giá cả  

Với lạm phát giảm và người tiêu dùng đã đạt đến giới hạn trong việc chi trả mức giá cao hơn, các thương hiệu hàng tiêu dùng (CPG) đang bắt đầu đánh giá lại các chiến lược tăng trưởng dựa trên giá cả. 

1. Hiện trạng

Từ 2021, giá hàng hóa tăng mạnh do chi phí đầu vào cao, nhưng biên lợi nhuận doanh nghiệp cũng tăng đáng kể. Groundwork Collective cho biết lợi nhuận chiếm 53% lạm phát Mỹ trong Quý 2-3/2023, so với 11% trước đại dịch. 

Khi lạm phát hạ nhiệt, doanh nghiệp dần rời bỏ chiến lược tăng giá. Theo Deloitte, chỉ 2% giám đốc ngành hàng tiêu dùng ưu tiên tăng giá trong phát triển. Thách thức lớn là duy trì biên lợi nhuận khi kinh tế ổn định trở lại. 

2. Những yếu tố thúc đẩy 

  • Người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả hàng hóa: Giá cả tăng nhanh trong vài năm qua gây khủng hoảng chi phí sinh hoạt, khiến 47% người tiêu dùng thay đổi sản phẩm, nhà bán lẻ hoặc thử thương hiệu mới (gần gấp đôi so với 2021). 
  • Sự giám sát từ các cơ quan quản lý: Nhiều quốc gia tăng cường kiểm soát định giá. Tại Úc, ACCC đã mở cuộc điều tra về giá cả và cạnh tranh trong ngành siêu thị. 
  • Sự phản kháng từ các nhà bán lẻ: Mặc dù nhiều nhà bán lẻ đã chuyển chi phí tăng lên cho người tiêu dùng, nhưng 40% giám đốc ngành tiêu dùng dự báo các nhà bán lẻ sẽ phản đối tăng giá mạnh trong 2024. Carrefour đã ngừng bán sản phẩm PepsiCo do yêu cầu tăng giá “không thể chấp nhận”. 

3. ¾ sự tăng trưởng trong năm 2023 là do tăng giá 

Theo ước tính của Bain, doanh thu bán lẻ của ngành hàng tiêu dùng toàn cầu đã tăng gần 10% trong năm 2023 so với năm trước. Trong mức tăng trưởng này, 76% đến từ việc tăng giá, trong khi chỉ 24% xuất phát từ tăng trưởng về sản lượng bán ra. Tác động không cân đối của việc tăng giá trở nên đặc biệt rõ rệt tại Châu Âu và Mỹ, nơi thay đổi giá đóng góp lần lượt tới 95% và 92% vào tăng trưởng doanh thu bán lẻ. 

Biểu đồ tăng trưởng giá trị doanh số bán lẻ ngành hàng tiêu dùng 2022-2023 (nguồn: WARC 2024) 

4. Casestudy Uniliver: Chiến lược Brandformance mang lại trải nghiệm thương hiệu 

5. Gợi ý dành cho các thương hiệu

Xu hướng 2: Lão hóa khỏe mạnh – Định hình xu hướng tiêu dùng mới 

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc duy trì sức khỏe tốt khi lão hóa, thúc đẩy các thương hiệu tung ra những sản phẩm nhằm giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan đến quá trình này. 

1. Hiện trạng  

WHO dự báo đến 2030, cứ 6 người sẽ có 1 người trên 60 tuổi, khiến lão hóa khỏe mạnh trở thành ưu tiên. Tại Anh, số thành phố cam kết cải thiện phúc lợi cho người trên 50 tuổi đã tăng từ 33 (2020) lên 79 (2024). 

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến lão hóa lành mạnh: 85% tại Trung Quốc, 70% tại Anh & Mỹ mua nhiều sản phẩm hỗ trợ lão hóa hơn trước. Theo McKinsey, không chỉ người lớn tuổi mà cả giới trẻ cũng tìm kiếm giải pháp phòng ngừa. 

Trong ngành CPG, thực phẩm và đồ uống chức năng hỗ trợ lão hóa tăng trưởng CAGR 14% (2018-2022). Ngành này dự kiến sẽ điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng. 

2. Những yếu tố thúc đẩy 

  • Tăng tuổi thọ trung bình: Theo Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu 2021, tuổi thọ trung bình thế giới dự kiến tăng thêm 5 năm từ 2022 đến 2050. Điều này thúc đẩy đầu tư vào lão hóa khỏe mạnh và trao quyền cho người cao tuổi. 
  • Chuyển hướng sang y học dự phòng: Người tiêu dùng ngày càng xem thực phẩm như một công cụ phòng bệnh. Khảo sát từ Deloitte cho thấy 40% chọn thực phẩm tươi sống để duy trì sức khỏe, trong khi IFIC ghi nhận 1/3 người thay đổi chế độ ăn để bảo vệ sức khỏe lâu dài. 
  • Đổi mới từ các thương hiệu lớn: Các hãng CPG đẩy mạnh sáng tạo để phục vụ người tiêu dùng lớn tuổi. Nestlé tập trung sản phẩm hỗ trợ lão hóa khỏe mạnh, Hershey mở rộng danh mục với sản phẩm không đường, giàu protein, có nguồn gốc thực vật. 

3. Xu hướng tiêu thụ sản phẩm lành mạnh hỗ trợ chống lão hóa 

Khoảng 65% người Mỹ hiện ưu tiên việc tiêu thụ thực phẩm lành mạnh và duy trì thói quen tập thể dục như một cách để ngăn ngừa lão hóa. Bên cạnh đó, 45% người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng thực phẩm chức năng, và 41% chọn cách hạn chế uống rượu hoặc hút thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe lâu dài. 

Theo một nghiên cứu khác từ IFIC, so với năm 2023, số lượng người tiêu dùng tìm kiếm thực phẩm, đồ uống, hoặc dưỡng chất hỗ trợ lão hóa khỏe mạnh đã tăng lên 40%. Xu hướng này đặc biệt phổ biến ở thế hệ Baby Boomer (52%) và Gen X (38%), cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn đến việc duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống.   

Phương pháp người Mỹ thực hiện làm chậm quá trình lão hóa (nguồn: WARC 2024) 

4. Case Study Anlene: Truyền cảm hứng để phụ nữ Việt Nam khiêu vũ trở lại 

5. Gợi ý dành cho thương hiệu

Xu hướng 3: Thế hệ Alpha – Nhóm khách hàng nhí đang định hình thị trường tiêu dùng tương lai 

Thế hệ Alpha, bao gồm những người sinh từ năm 2010 đến 2024, đang ngày càng thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong quyết định mua sắm của các gia đình, đặc biệt là trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và chăm sóc da. 

1. Hiện trạng 

Với gần 2 tỷ người vào 2025, thế hệ Alpha phát triển nhanh, tập trung ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria và ảnh hưởng mạnh đến chi tiêu gia đình. 

Trong thực phẩm, gần 50% phụ huynh cho biết con họ (từ 7 tuổi) đã yêu cầu thương hiệu cụ thể. Ở lĩnh vực làm đẹp, xu hướng “Sephora Kid” cho thấy sự quan tâm sớm đến chăm sóc da, nhưng cũng gây lo ngại về độ phù hợp với làn da trẻ em, buộc thương hiệu phải thận trọng hơn. 

2. Những yếu tố thúc đẩy 

  • Mong muốn phát triển kỹ năng ra quyết định: Cha mẹ thế hệ Alpha chú trọng rèn luyện tư duy phản biện, cảm xúc và tính độc lập cho con, khuyến khích trẻ tham gia vào các quyết định mua sắm và lựa chọn hàng ngày. 
  • Nhận thức thương hiệu cao của thế hệ Alpha: 56% phụ huynh cho biết con họ thường xuyên xem nội dung mua sắm như video haul, unboxing, giúp trẻ tiếp cận sớm với nhiều thương hiệu. 
  • Làn sóng influencer trẻ tuổi: 79% phụ huynh thuộc thế hệ Millennials xác nhận con họ dùng mạng xã hội, tạo điều kiện cho sự nổi lên của influencer thế hệ Alpha như Evelyn, Garza Crew, North West – những người dẫn đầu xu hướng. 

3. Gần một nửa số cha mẹ thế hệ Alpha đã mua sản phẩm chăm sóc da cho con 

Các bậc cha mẹ của thế hệ Alpha có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm chăm sóc tóc, da hoặc trang điểm cho con cái của họ trong ba tháng qua so với dân số chung tại Mỹ. 

Khảo sát cũng chỉ ra rằng một số thương hiệu được ưa chuộng bởi các bậc cha mẹ của thế hệ Alpha, bao gồm E.L.F  Beauty, Sol de Janeiro và Drunk Elephant. Đặc biệt, vào năm 2023, thương hiệu chăm sóc da cao cấp Drunk Elephant đã đưa ra các lời khuyên về những sản phẩm phù hợp với đối tượng trẻ sau khi thương hiệu này trở nên phổ biến trong cộng đồng giới trẻ. 

Những sản phẩm người dùng thường mua cho con trong 3 tháng qua (nguồn: WARC 2024) 

4. Casestudy Kellogg’s Froot Loops: Thế Giới Froot Loops Trên Roblox 

5. Gợi ý dành cho thương hiệu 

Xu hướng 4: Tiêu thụ mạnh thuốc giảm cân – Tái định hình nhu cầu và thói quen ăn uống của người tiêu dùng 

Sự phổ biến ngày càng tăng của các loại thuốc giảm cân như Ozempic và Wegovy đang khiến một số thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (CPG) xem xét lại và điều chỉnh danh mục sản phẩm để phù hợp hơn với nhu cầu và thói quen ăn uống đang thay đổi của người tiêu dùng. 

1. Hiện trạng: 

Thuốc GLP-1 như Ozempic, Wegovy, Mounjaro giúp kiểm soát đường huyết, làm chậm tiêu hóa và giảm thèm ăn, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và doanh số thực phẩm, đồ uống. 

Theo Morgan Stanley, doanh số nước ngọt, rượu, đồ ăn nhẹ có thể giảm 4% vào 2035 do người dùng thuốc giảm cân ăn ít hơn.Ngành tiêu dùng phản ứng đa dạng: Nestlé phát triển thực phẩm đông lạnh bổ sung dinh dưỡng cho người dùng thuốc, trong khi Coca-Cola & PepsiCo theo dõi xu hướng trước khi điều chỉnh chiến lược. 

2. Những yếu tố thúc đẩy  

  • Tăng trưởng của thị trường thuốc giảm cân: Năm 2023, thị trường thuốc giảm cân trị giá 3,83 tỷ USD, dự báo đạt 44,12 tỷ USD vào 2029 (CAGR >50%). Các công ty dược phẩm tại Trung Quốc, Ấn Độ đang phát triển thuốc giá rẻ để mở rộng tiếp cận. 
  • Thay đổi trong thói quen tiêu dùng: Thuốc GLP-1 giúp giảm cảm giác thèm ăn, khiến người dùng mua ít thực phẩm hơn 8% so với trung bình (theo J.P. Morgan). 
  • Cơ hội từ các nguồn doanh thu mới: Tác dụng phụ của thuốc giảm cân thúc đẩy sự ra đời của sản phẩm bổ sung, như thực phẩm giàu protein để hạn chế mất cơ bắp. 

3. Thực phẩm lành mạnh gia tăng  

Theo phân tích từ Morgan Stanley Research, bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống béo phì (AOM) có xu hướng gia tăng tiêu thụ thực phẩm lành mạnh hơn, chẳng hạn như trái cây và rau củ, sau khi bắt đầu điều trị. Đồng thời, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ quản lý cân nặng như protein shake và thanh dinh dưỡng thay thế bữa ăn cũng ghi nhận sự gia tăng. 

Ngược lại, mức tiêu thụ các thực phẩm ít lành mạnh hơn, bao gồm rượu, bánh quy, đồ nướng, và đồ uống có đường, đã giảm đáng kể. 

Mức độ tiêu thụ các loại thực phẩm sau khi dùng thước chống béo phì (nguồn: WARC 2024) 

4. Casestudy Complan: Xoay hộp sản phẩm để biết sự khác biệt 

5. Gợi ý dành cho thương hiệu

Xu hướng 5: Tái chế thực phẩm – Biến phế phẩm thành thực phẩm có giá trị 

Mối quan tâm ngày càng lớn về vấn đề lãng phí thực phẩm đã thúc đẩy các thương hiệu tận dụng phụ phẩm, nguyên liệu thừa và thực phẩm dư thừa để sáng tạo nên các sản phẩm có giá trị gia tăng. 

1.Hiện trạng: 

Mỗi năm, 1 nghìn tỷ USD thực phẩm bị lãng phí, gây 8-10% khí thải nhà kính toàn cầu (UNEP). Trước nhận thức tiêu dùng tăng và chi phí nguyên liệu cao, doanh nghiệp tìm nguồn bền vững hơn. 

Xu hướng tái chế thực phẩm ngày càng phổ biến, chuyển phụ phẩm thành sản phẩm giá trị cao. Thị trường thực phẩm tái chế dự kiến đạt 97 tỷ USD vào 2031 (CAGR 6,2%). Gần 40% người tiêu dùng (New Hope Network) sẵn sàng trả thêm cho sản phẩm tái chế. 

2. Những yếu tố thúc đẩy 

  • Kỳ vọng của người tiêu dùng: 39% đã tái chế hoặc tái sử dụng sản phẩm để bảo vệ môi trường, nhưng 61% cho rằng các thương hiệu cần làm nhiều hơn để giảm lãng phí thực phẩm (Capgemini). 
  • Các sản phẩm tái chế mới: Nhiều thương hiệu mở rộng danh mục sản phẩm bền vững, như Nestlé dùng vỏ quả cà phê để sản xuất cà phê mới, LG H&H phát triển thương hiệu làm đẹp từ nguyên liệu bỏ đi. 
  • Sáng kiến giảm lãng phí thực phẩm: Consumer Goods Forum ra mắt chiến dịch #TooGoodtoWaste nhằm nâng cao nhận thức, hướng dẫn giảm rác thải và khuyến khích thương hiệu hành động trong chuỗi cung ứng. 

3. Tái chế gắn liền với lợi ích về môi trường 

Người tiêu dùng đánh giá cao thực phẩm tái chế nhờ lợi ích môi trường: 96% cho rằng giúp giảm lãng phí, 60% tin vào tính bền vững, và 50% cho rằng giảm dấu chân carbon. 

Tính minh bạch rất quan trọng, với 60% người tiêu dùng (Innova Market Insights) cho rằng chứng nhận độc lập là cần thiết cho sản phẩm tái chế. 

Những lợi ích người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thực phẩm tái chế (nguồn: WARC 2024) 

4. Casestudy Makro: Nhãn dán kéo dài tuổi thọ 

5. Gợi ý cho thương hiệu

Những tiềm năng trong tương lai  

Lập kế hoạch kịch bản là một phương pháp giúp doanh nghiệp dự đoán và chuẩn bị cho các tình huống tương lai có thể xảy ra. 

Trên toàn cầu, ngày càng nhiều doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau đưa lập kế hoạch kịch bản vào quy trình chiến lược của mình. Phương pháp này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn tăng cường khả năng linh hoạt, giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả trước những biến động bất ngờ của thị trường. 

Dựa trên các xu hướng từ báo cáo này, những kịch bản giả định dưới đây được đưa ra như điểm khởi đầu để các nhà tiếp thị tham gia thảo luận và xây dựng kế hoạch kịch bản phù hợp. 

Chính phủ siết chặt quy định về quảng cáo nhắm vào trẻ em 

  • Lý do điều này có thể xảy ra 

Năm nay, Liên minh Châu Âu (EU) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn việc nhắm mục tiêu quảng cáo đến trẻ vị thành niên dựa trên hồ sơ cá nhân hoặc dữ liệu cá nhân của họ. 

Trước lo ngại ngày càng gia tăng về việc thế hệ Alpha bị ám ảnh với các sản phẩm chăm sóc da, một chuỗi cửa hàng dược phẩm lớn đã cấm trẻ em mua sản phẩm chống lão hóa. Đồng thời, các trại hè cũng khuyến cáo trẻ em không mang theo sản phẩm chăm sóc da trong hành trang của mình. 

  • Hệ quả tiềm tàng 

Các thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh (CPG) với sản phẩm hướng đến người tiêu dùng trẻ tuổi có thể đối mặt với thách thức khi tiếp cận đối tượng mục tiêu. 

Việc trẻ em giảm tiếp xúc với quảng cáo có thể làm suy yếu ảnh hưởng của chúng đối với quyết định mua sắm trong gia đình, từ đó tạo ra sự thay đổi trong hành vi mua hàng. 

  • Những điều marketers cần xem xét 

Các thương hiệu có thể xem xét điều chỉnh chiến dịch marketing tập trung vào phụ huynh có con nhỏ như một cách thay thế để thúc đẩy doanh số. 

Bên cạnh đó, các chính phủ trên toàn cầu có thể áp dụng những chính sách khác nhau liên quan đến quảng cáo dành cho trẻ em. Vì vậy, các thương hiệu cần theo sát và thích nghi với các quy định thay đổi khi kinh doanh tại các quốc gia khác nhau. 

Các loại thuốc giảm cân phổ biến bị phát hiện có tác dụng phụ nghiêm trọng, dẫn đến sự suy giảm niềm tin của người tiêu dùng 

  • Lý do điều này có thể xảy ra 

Một số loại thuốc giảm cân đã bị cảnh báo về các tác dụng phụ tiềm ẩn. Chẳng hạn, tình trạng được gọi là “Ozempic face” đã được liên kết với các loại thuốc GLP-1, gây ra những thay đổi trên khuôn mặt như nếp nhăn và hốc mắt trũng sâu. 

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy những người sử dụng Ozempic hoặc Wegovy có thể đối mặt với nguy cơ cao mắc một bệnh lý hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến mắt. 

  • Hệ quả tiềm tàng 

Người tiêu dùng có thể chuyển sang các phương pháp giảm cân truyền thống như tập thể dục và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.Các thương hiệu có nguy cơ đối mặt với tổn thất tài chính đáng kể do sụt giảm doanh số, thu hồi sản phẩm, và thậm chí là các vụ kiện pháp lý. 

Quy trình phê duyệt thuốc giảm cân có thể trở nên nghiêm ngặt hơn với sự gia tăng các quy định chặt chẽ. 

  • Những điều marketers cần xem xét 

Các sản phẩm ban đầu được tạo ra để hỗ trợ thuốc giảm cân có thể cần được điều chỉnh và cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường. 

Các thương hiệu nên cung cấp thông tin rõ ràng về các tác dụng phụ tiềm tàng của thuốc giảm cân, đồng thời giải thích cách những tác động này có thể ảnh hưởng đến sản phẩm của họ (nếu có). Đội ngũ chăm sóc khách hàng cần được trang bị kiến thức để giải đáp hiệu quả các câu hỏi và mối lo ngại từ người tiêu dùng. 

Sự phát triển của thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm đạt đến giai đoạn sản xuất hàng loạt và thương mại hóa quy mô lớn 

  • Lý do điều này có thể xảy ra 

Nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về thực phẩm bền vững và mối quan tâm đối với phúc lợi động vật đã thúc đẩy sự ra đời của các sản phẩm thay thế cho việc chăn nuôi gia súc truyền thống. 

Sự hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan quản lý đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp protein thay thế phát triển mạnh mẽ. Thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, hay còn gọi là thịt nuôi cấy, đã được phép tiêu thụ tại một số quốc gia như Singapore và Mỹ. 

  • Hệ quả tiềm tàng 

Người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế protein nuôi cấy, điều này có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các sản phẩm thịt và làm giảm thị phần của các doanh nghiệp trong ngành. 

Sự gia tăng phổ biến của thịt nuôi cấy có thể nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính bền vững, đồng thời tạo áp lực giám sát lên các doanh nghiệp về trách nhiệm môi trường của họ. Các doanh nghiệp không đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng có thể bị loại khỏi danh sách lựa chọn của người tiêu dùng. 

  • Những điều marketers cần xem xét 

Các thương hiệu giới thiệu sản phẩm thịt nuôi cấy có thể đối mặt với sự phản đối ban đầu từ những khách hàng còn e ngại. Vì vậy, cần có chiến lược để giáo dục người tiêu dùng về lợi ích của thịt nuôi cấy và giúp họ làm quen với việc tiêu thụ sản phẩm này. 

Khi người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến quy trình sản xuất thực phẩm, việc nhấn mạnh các thực hành chuỗi cung ứng minh bạch, bền vững và đạo đức sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tạo sự yên tâm cho khách hàng. 

Tạm kết  

Trong bối cảnh ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) liên tục thay đổi, việc nắm bắt và thích ứng với các xu hướng chủ đạo là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Những thay đổi trong hành vi tiêu dùng, tác động của công nghệ và các yếu tố vĩ mô sẽ tiếp tục định hình chiến lược marketing trong năm 2025. 

Novaon Digital tự hào là đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn giải pháp trải nghiệm thương hiệu cho doanh nghiệp, hướng đến phát triển thương hiệu bền vững và tăng trưởng doanh số. Thông qua các phân tích trong bài viết và khuyến nghị từ Novaon Digital, các CEO, CMO và đội ngũ lãnh đạo cấp cao có thể xây dựng chiến lược marketing linh hoạt, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao khả năng cạnh tranh. Doanh nghiệp không chỉ cần đổi mới sáng tạo mà còn phải có tư duy chủ động để đối mặt với những thách thức và tận dụng cơ hội từ sự biến động của thị trường. 

Khám phá thêm các giải pháp của Novaon Digital trong ngành FMCG tại đây 

*Nguồn: Brandsvietnam

Tạp chí ONCREATIVE Tết 2025: Những góc nhìn và phân tích toàn cảnh về truyền thông sáng tạo trong thời đại số 

Novaon Digital ra mắt ấn phẩm đặc biệt ONCREATIVE dịp Tết 2025, mang đến những góc nhìn sâu sắc về các xu hướng truyền thông sáng tạo trong kỷ nguyên số. Biên tập bởi đội ngũ chuyên gia marketing, ONCREATIVE hứa hẹn sẽ cung cấp thông tin hữu ích về các chủ đề xu hướng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận sáng tạo khi triển khai các chiến dịch truyền thông.

Xu hướng truyền thông thay đổi trên thế giới: Những cơ hội & thách thức mới 

Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ số và sự thay đổi không ngừng trong hành vi người tiêu dùng, việc nắm bắt và vận dụng các xu hướng truyền thông mới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các nền tảng công nghệ, văn hóa nghệ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành như game, nhân vật AI… không chỉ ảnh hưởng sâu rộng đến lĩnh vực marketing, mà còn định hình lại cách thức các thương hiệu kết nối với khách hàng. Việc kết hợp giữa yếu tố sáng tạo, văn hóa nghệ thuật và công nghệ trong chiến lược truyền thông đang là thách thức và cũng là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay. 

Tạp chí ONCREATIVE của Novaon Digital mang đến kiến thức về xu hướng truyền thông sáng tạo, cung cấp thông tin chuyên sâu về chiến lược và các case study hiệu quả trong thời đại số. Trung vào ba nhóm nội dung chính: Văn hóa & Nghệ thuật, Truyền thông Thương hiệu, và Sáng tạo & Công nghệ, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu vững mạnh trong kỷ nguyên số. 

ON ART & CULTURE – Văn hóa và nghệ thuật: Cầu nối cảm xúc với khách hàng 

Chương đầu tiên tập trung vào việc khám phá sức mạnh của âm nhạc và văn hóa Việt Nam trong xây dựng thương hiệu. Đối với âm nhạc, trước khi đầu tư, các thương hiệu cần xác định rõ vai trò của âm nhạc trong chiến lược truyền thông tổng thể, đảm bảo sự đầu tư này phục vụ hiệu quả cho mục tiêu xây dựng thương hiệu. Bài viết giới thiệu một mô hình tư duy giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình phù hợp với thể loại hoặc hình thức âm nhạc nào, từ đó không chỉ tiếp cận đúng đối tượng khán giả mà còn củng cố định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ. 

Bài viết giới thiệu 3 hình thức sử dụng âm nhạc trong xây dựng thương hiệu. Đối với hình thức tài trợ, thương hiệu xuất hiện với vai trò bảo trợ cho một giá trị tinh thần mà sản phẩm âm nhạc đó đại diện. Từ việc tài trợ cho các festival âm nhạc như Hay Fest, Monsoon Music Festival, cho tới các gameshow âm nhạc viral như Chị đẹp đạp gió rẽ sóng, The masked Singer hay các live music concert mang tên riêng của thương hiệu, một vài các tiêu chí mà nhà tài trợ có thể quan tâm tới đó là: thể loại âm nhạc, địa điểm và thời điểm tổ chức chương trình, khán giả mục tiêu và quy mô khán giả, tiếp theo đó sẽ là nghệ sĩ biểu diễn và câu chuyện/thông điệp của chương trình có phù hợp với thương hiệu hay không. 

Với hình thức Đồng sáng tạo, thương hiệu có nhiều đất cho sự hiện diện của sản phẩm hơn như MV của các thương hiệu Strongbow, Mirinda, Vietnam Airlines, Comfort, Kotex v.v. Đây là lựa chọn lý tưởng khi thương hiệu muốn đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm hoặc tham gia sâu vào quá trình sáng tạo, từ ý tưởng đến sản xuất. 

Tất nhiên, để sự kết hợp thực sự “có duyên” và hiệu quả, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía thương hiệu và đội ngũ marketer. Vậy làm sao để cân bằng giữa tính thương mại và nghệ thuật? Điều này sẽ được phân tích chi tiết trong ấn phẩm ONCREATIVE, mang đến những góc nhìn sâu sắc và thực tiễn cho các nhà tiếp thị. 

Hình thức thứ ba, Sonic branding – ứng dụng âm thanh vào quảng cáo, có thể áp dụng cho mọi ngành nhưng hiệu quả nhất là trong ngành thực phẩm, khi âm thanh kích thích vị giác mạnh mẽ. Bằng việc sử dụng các ví dụ minh họa sinh động cho mỗi xu hướng, tạp chí cung cấp góc nhìn phân tích tổng quan về cách ứng dụng music marketing hiệu quả. Giúp thương hiệu không chỉ tiếp cận đúng đối tượng khán giả mà còn củng cố định vị thương hiệu một cách mạnh mẽ 

Bên cạnh âm nhạc, chuyên mục “ON ART & CULTURE” còn khám phá cách văn hóa Việt Nam được các thương hiệu làm mới giúp tạo sự khác biệt, xây dựng lòng trung thành và đặc biệt là thu hút sự chú ý của thế hệ Gen Z.  

Nếu trước đây, văn hóa thường được thể hiện theo cách truyền thống, ít sáng tạo và khó tiếp cận, thì nay các thương hiệu đã khéo léo tái hiện tinh hoa dân tộc qua góc nhìn hiện đại, gần gũi hơn, dễ dàng chạm tới giới trẻ. Chiến dịch “Proudly Made in Vietnam” của Biti’s Hunter mang biểu tượng văn hóa Hà Nội, Huế, Sài Gòn vào thiết kế giày, hay game Hội Xuân Quý Mão của HDBank kết hợp phong tục dân gian với công nghệ, đã tạo nên những sản phẩm vừa mang tính bản sắc, vừa hiện đại. 

Không chỉ các thương hiệu lớn, thế hệ Gen Z cũng tích cực tiếp cận và tái hiện các chất liệu văn hóa theo nhiều phong cách độc đáo. Hãy cùng khám phá góc nhìn của một Gen Z đam mê văn hoá trong tạp chí để hiểu động lực nào đã thúc đẩy sự trở lại mạnh mẽ của yếu tố truyền thống trong xu thế hiện đại ngày nay.  

ON COMMUNICATION – Truyền thông thương hiệu: Tạo sự khác biệt trong kỷ nguyên cạnh tranh 

Hai động lực lớn của kỷ nguyên mới chính là chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, mở ra những hướng đi đột phá trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là truyền thông. Trước tiên, cần nhấn mạnh đến xu hướng “sống xanh” đang ngày càng thấm sâu vào hành vi của công chúng và cách khai thác hiệu quả xu hướng này trong các chiến dịch truyền thông. Khi hàng loạt thương hiệu cùng tập trung vào “sống xanh,” đâu sẽ là điểm chạm khác biệt để tạo dấu ấn riêng? 

Thông qua phân tích các chiến dịch như “Chút Yên từ thiên nhiên” của Lavie, với sự kết hợp sáng tạo giữa công nghệ và môi trường, đến “Cùng Gen G sống Xanh đi” của Panasonic, tạp chí chỉ ra những điểm chạm giúp kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng, thúc đẩy lòng trung thành. Đó là sự kết hợp giữa ý tưởng đơn giản, dễ tiếp cận và phương tiện truyền thông đa kênh phù hợp từng đối tượng, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của thông điệp chân thực để duy trì lòng tin và tính bền vững. 

Thứ hai, Brand Persona, linh hồn thương hiệu, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo kết nối bền vững với khách hàng và làm nền tảng cho chiến dịch truyền thông. Để xây dựng một cá tính thương hiệu rõ nét, ba yếu tố cơ bản không thể thiếu: visual identity, brand voice và action. Visual identity giúp thương hiệu dễ dàng nhận diện và truyền tải thông điệp qua các yếu tố thiết kế như logo, màu sắc, kiểu chữ và tổng thể hình ảnh. Brand voice thể hiện cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng, phản ánh tính cách qua lựa chọn từ ngữ và phong cách kể chuyện. Action là các hoạt động thực tế mà thương hiệu thực hiện, từ các chiến dịch online đến offline. Để hiểu rõ hơn về cách áp dụng những yếu tố này hiệu quả, nhiều case study đã được khai thác và phân tích chi tiết tại chuyên mục “ON COMMUNICATION” của tạp chí.  

Thứ ba, khái niệm Brandformance – sự kết hợp giữa xây dựng thương hiệu và tiếp thị hiệu suất – cũng được ONCREATIVE đề cập đến. Tạp chí cung cấp nguyên tắc sử dụng dữ liệu sáng tạo nội dung, tận dụng đa kênh và tối ưu hóa chiến dịch thời gian thực, giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả ngắn hạn và xây dựng giá trị thương hiệu lâu dài 

Trong kỷ nguyên số hiện nay, Creative Studios và Production Houses đang ngày càng khẳng định vị thế của mình, đặc biệt là với sự bùng nổ của các nền tảng video ngắn như Reels và TikTok. Các đơn vị này phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa lợi nhuận và chất lượng sản phẩm. Vậy để đối phó với thách thức này, các chuyên gia trong lĩnh vực creative production sẽ làm gì? Phần phỏng vấn của tạp chí sẽ hé lộ những quan điểm sắc bén từ các chuyên gia trong ngành, đồng thời chia sẻ cách họ tối ưu hóa quy trình sáng tạo và giữ vững chất lượng trong một môi trường ngày càng cạnh tranh.  

ON CREATECH – Sáng tạo và công nghệ: Tương lai của truyền thông số 

Sáng tạo và công nghệ đang mở ra cơ hội mới cho thương hiệu trong thời đại số, với quảng cáo qua game (gamevertising) nổi bật tại Việt Nam, nơi có hơn 50 triệu người chơi. Chiến dịch tài trợ giải đấu eSport của Clear Men tại “Vietnam Championship Series” 2019 với game “League of Legends” là ví dụ điển hình. Thương hiệu tích hợp hình ảnh tuyển thủ và thông điệp như “Quét sạch gàu, 100% bất bại!” vào game, livestream và các hoạt động giải đấu, tạo kết nối sâu sắc với cộng đồng người chơi. Gamevertising mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng khó tiếp cận qua kênh truyền thống, đồng thời truyền tải thông điệp hiệu quả. 

Không dừng lại ở đó, Creator Economy và Avatar Economy đang thay đổi cách thương hiệu tiếp cận khách hàng. Creator Economy, nơi các cá nhân tạo nội dung trên các nền tảng như YouTube và TikTok, đang phát triển mạnh tại Việt Nam nhờ dân số trẻ và đam mê công nghệ. Những nội dung sáng tạo không chỉ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mà còn mở rộng nguồn doanh thu qua quảng cáo và tài trợ.  

Trong khi đó, Avatar Economy, với sự hỗ trợ của metaverse và công nghệ blockchain, kết hợp cùng Creator economy đã bắt đầu manh nha tại Việt Nam thông qua các đại sứ ảo như “Vie” của VIB. Những đại sứ kỹ thuật số này không chỉ đại diện thương hiệu mà còn cung cấp trải nghiệm độc đáo và cá nhân hóa, hứa hẹn thay đổi toàn diện cách giao tiếp của thương hiệu trong tương lai. 

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ cho các thương hiệu di sản kết hợp quá khứ với tương lai, mang lại tiềm năng phát triển lớn. Công nghệ nhập vai như AR, VR, và XR giúp thương hiệu kết hợp truyền thống và sáng tạo. Việc áp dụng các công nghệ nhập vai (immersive technology) như AR, VR và XR cũng giúp thương hiệu kết hợp truyền thống với sáng tạo. Tại Việt Nam, Vietnam Airlines đã ứng dụng VR để tái hiện cảnh sắc và văn hóa tại các địa danh nổi bật, tạo nên sự kết nối sâu sắc với khách hàng thông qua những hành trình trải nghiệm phong phú. Những bước đột phá này không chỉ nâng cao giá trị thương hiệu mà còn định hình tương lai của marketing trong kỷ nguyên số. 

Tạm kết 

Ấn phẩm ONCREATIVE do Novaon Digital biên tập ra đời với mục đích chia sẻ với quý vị những góc nhìn và phân tích về các chủ đề lớn đã đang góp phần định hình nên cách chúng ta tiếp cận tới các đối tượng truyền thông. Từ cách vận dụng khéo léo các yếu tố văn hóá nghệ thuật trong truyền thông, hay sự phát triển của các nền tảng công nghệ và game đã ảnh hưởng tới giới marketing ra sao. Các thương hiệu ngày nay nên đón đầu xu hướng sống bền vững như thế nào? Nền kinh tế nhân vật ảo có tiềm năng ra sao? Hay khoảng cách ngày càng thu hẹp giữa branding và performance? Tất cả sẽ được chúng tôi bàn luận trong ấn bản đặc biệt này. 

Novaon Digital tự hào là đơn vị chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn giải pháp Trải nghiệm Thương hiệu cho doanh nghiệp, hướng đến phát triển bền vững và tăng trưởng doanh số. Hãy đón đọc tạp chí ONCREATIVE để bắt kịp hành trình khai phá xu hướng truyền thông trong thời đại số cùng chúng tôi! 

Đăng ký xem nay tại đây.

247 EXPRESS

Chiến dịch

Chiến dịch mùa hè “Khoảnh khắc nhỏ – Tận tâm lớn”

Thương hiệu

247 Express

Bối cảnh – Mục tiêu

247 Express, đơn vị hàng đầu về chuyển phát nhanh, đang triển khai chiến dịch mùa hè “Khoảnh khắc nhỏ – Tận tâm lớn” với mục tiêu khắc phục khó khăn mùa thấp điểm, đồng thời củng cố hình ảnh tận tâm của thương hiệu.

Mục tiêu chiến dịch:

  • Kinh doanh: Duy trì doanh số và mở rộng khách hàng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn.
  • Marketing: Nâng cao nhận diện thương hiệu 247Express, khẳng định vị thế là đối tác đáng tin cậy.
  • Truyền thông: Lan tỏa thông điệp “Chuyển khoảnh khắc nhỏ – Giao tận tâm lớn” thông qua bộ ảnh và các hoạt động truyền thông đa kênh, tăng tương tác với khách hàng.

Giải pháp của Novaon Digital

SHINHAN BANK

Câu chuyện thành công

  • Chiến dịch đã tiếp cận được hơn 295 nghìn người dùng trên Facebook.
  • Video có tỷ lệ VTR đạt mức trung bình tốt của chiến dịch Trueview thông thường.
  • Chiến dịch đã tiếp cận được hơn 103 nghìn người dùng trên Instagram. Chiến dịch này có tỷ lệ reaction rất cao – đạt hơn 90%, cao hơn nhiều so với chiến dịch Facebook.

Bối cảnh – Mục tiêu

Shinhan kỷ niệm chương trình 30 năm thành lập ngân hàng. Nhãn hàng mong muốn một chiến dịch có thể tăng nhận diện thương hiệu và hỗ trợ thúc đẩy chương trình các gói sản phẩm khác.

Giải pháp của Novaon Digital

  • Triển khai chiến lược Media ads tối ưu KPI trên các kênh Digital: Facebook, Google, Zalo, Tiktok, IG.
  • Chiến lược truyền thông trên social media và các kênh báo chí uy tín
  • Lên ý tưởng iTVC Innovative và truyền thông đa kênh digital
  • Triển khai chiến lược Influencer Marketing, booking Hotpage/group, KOC cho gói sản phẩm

Nước rong biển Long Hải

Chiến dịch

Ra mắt sản phẩm Nước rong biển Long Hải

Thương hiệu

Thạch rau câu Long Hải

Bối cảnh – Mục tiêu

Phiên bản trước đây của Nước rong biển Long Hải chưa có nhiều thành công trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng.

Do đó với mong muốn tăng doanh số bán hàng, nhãn hàng cho ra mắt sản phẩm Nước rong biển Long Hải phiên bản mới với 4 hương vị khác nhau, và lựa chọn thời điểm vàng để triển khai trong mùa hè từ tháng 6 – tháng 8/2024. Sản phẩm được thay đổi với thiết kế bao bì trẻ trung và bắt mắt hơn, cùng với cách uống lắc chai độc đáo nhằm tăng sự thu hút với tệp khách hàng trẻ.

Mục tiêu chiến dịch:

  • Kinh doanh: Tăng doanh số bán hàng trên toàn kênh (GT và MT). Dẫn đầu ở miền Bắc và tăng thị phần ở miền Nam
  • Marketing: Thu hút thêm khách hàng mới cho dòng sản phẩm mới
  • Truyền thông: Tăng độ nhận diện sản phẩm, nhấn mạnh các hương vị ngon và bổ dưỡng

Giải pháp của Novaon Digital

Thấu hiểu người tiêu dùng, Novaon Digital đề xuất hướng tiếp cận giúp khách hàng sống khỏe hơn và tràn đầy năng lượng để thoải mái thực hiện những điều mình muốn. Mở đầu với TVC “LẮC MẠNH MẼ – LEVEL-UP BẢN THÂN”. Chiến dịch đang tiếp tục được triển khai với nhiều hạng mục khác.

UNILEVER

Chiến dịch

Chiến dịch Meta Messenger Marketing với sản phẩm bàn chải điện P/S

Thương hiệu

Unilever

Bối cảnh & Mục tiêu

Novaon Digital ứng dụng Meta Messenger Marketing Solution với công cụ chatbot hỗ trợ để quảng cáo cho 2 dòng sản phẩm bàn chải điện Sonic và S100 PRO của nhãn hiệu P/S. Đây là hình thức quảng cáo giúp kết nối với mọi người trên Facebook, giao tiếp với khách hàng sẵn có hoặc khách hàng tiềm năng để khuyến khích họ quan tâm tới nhãn hiệu và sản phẩm.

Câu chuyện thành công

  • Đảm bảo độ phủ mục tiêu truyền thông thương hiệu, sản phẩm thương hiệu đến đối tượng khách hàng mục tiêu: với trên 118 Triệu lượt tiếp cận người dùng mục tiêu.
  • CTM đạt 5,6% – Chỉ số hiển thị tốt so với trung bình ngành chỉ giao động từ 2% đến 3%.

Giải pháp của Novaon Digital

  • Reach: Tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp, thương hiệu P/S và sản phẩm bàn chải điện.
  • Page Post Engagement: Quảng cáo bài viết nhằm tiếp cận những người có khả năng tương tác với bài viết và fanpage (tương tác gồm: react, bình luận, chia sẻ, xem ảnh…).
  • Click to Messenger: Quảng cáo giúp kết nối với khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng trên Facebook, khuyến khích họ quan tâm đến sản phẩm và doanh nghiệp.
  • Sponsor Messenger: Tương tự Click to Messenger, quảng cáo này giúp kết nối với khách hàng qua Facebook để tăng sự quan tâm của khách hàng.

Vạn Hạnh Mall

Chiến dịch

Gia tăng nhận diện thương hiệu trên nền tảng Digital

Thương hiệu

Vạn Hạnh Mall

Câu chuyện thành công

  • Chiến dịch GDN và Instream được triển khai trên các website và kênh lọc tiếp cận các đối tượng tiềm năng tốt hơn.
  • 10 triệu lượt hiển thị trên nền tảng GDN và Youtube.
  • Chiến dịch Page Post và Video triển khai theo KPI booking. Với Page Post, chiến dịch ghi nhận CTR tăng. Với Video View, chiến dịch ghi nhận VTR gần 49%.

Bối cảnh & Mục tiêu

Áp lực kép của dịch bệnh cũng như bán lẻ trực tiếp đang bùng nổ mạnh mẽ thời gian gần đây, đã đặt các trung tâm thương mại vào bài toán phải nghiêm túc nhìn nhận và định vị lại vị thế của mình trên trường đua ngày càng khốc liệt. Vạn Hạnh Mall mong muốn khẳng định 1 bản sắc riêng và triển khai theo seasonal để duy trì và gia tăng hình ảnh thương hiệu trên nền tảng Digital.

Giải pháp của Novaon Digital

  • Lên chiến lược media và tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu trên đa nền tảng Digital: Google, Youtube, Facebook
  • Sản xuất các sản phẩm Digital như video,.. với thông điệp và visual hấp dẫn
  • Sử dụng Novanet để triển khai quảng cáo trên các Publisers uy tín.

VIETCOMBANK

Chiến dịch

VCB Digibank Employee Advocacy

Thương hiệu

Vietcombank

Bối cảnh & Mục tiêu

Vietcombank, ngân hàng hàng đầu với hơn 20.000 nhân viên, cung cấp các dịch vụ tài chính tiên tiến và liên tục nhận được đánh giá cao từ các tổ chức uy tín toàn cầu. Khi hành vi người dùng thay đổi trong kỷ nguyên Marketing 4.0, việc “chuyển mình” trong cách thức triển khai quảng cáo của doanh nghiệp Tài chính – Ngân hàng cũng cần được đổi mới.

Vào ngày 18/6/2024, Vietcombank đã ra mắt VCB Digibank, bản cập nhật lớn kể từ năm 2020. Dịch vụ ngân hàng số này dành cho khách hàng cá nhân với giao diện và trải nghiệm người dùng hoàn toàn mới, cùng các tiện ích và dịch vụ lần đầu tiên xuất hiện. Vietcombank mong muốn quảng bá sản phẩm này một cách hiệu quả tới khách hàng của mình.

Mục tiêu chiến dịch:

  • Lan tỏa thương hiệu rộng rãi
  • Tăng độ nhận diện sản phẩm mới
  • Tận dụng tối đa nguồn lực hiện có
  • Quản lý tối ưu, bảo mật thông tin

Câu chuyện thành công

Giải pháp của Novaon Digital

Nhận thấy sức mạnh nội tại của Thương hiệu cũng như sự mới mẻ của sản phẩm số VCB Digibank tại thị trường Việt Nam, Novaon Digital đã cung cấp bộ giải pháp độc quyền Onfluencer – Employee Advocacy dành cho ngân hàng Vietcombank.

Với gói giải pháp này, Vietcombank đã:

  • Tận dụng tối đa về nguồn lực
  • Đo lường được hiệu quả cho chiến dịch
  • Quản lý thông tin dữ liệu dài hạn
  • Thông tin, dữ liệu hiệu quả luôn luôn được cập nhật real-time
  • Bảo mật dữ liệu chiến dịch, thông tin cán bộ nhân viên theo chuẩn quốc tế

Bổ phế Nam Hà

Chiến dịch

Cuộc thi “Vũ điệu xịt họng”

Thương hiệu

Bổ phế Nam Hà

Bối cảnh & Mục tiêu

Novaon Digital hợp tác cùng Nhà thuốc Nam Hà trong việc tạo ra một chiến dịch truyền thông sáng tạo hấp dẫn nhằm quảng bá sản phẩm đến các nhóm đối tượng tiềm năng với thông điệp rõ ràng, hấp dẫn để thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm.

Giải pháp của Novaon Digital

  • Triển khai chiến lược Media ads để tối ưu KPI trên các kênh Digital: Facebook, Google, Zalo, TikTok, Instagram.
  • Chiến lược truyền thông trên mạng xã hội và các kênh báo chí uy tín.
  • Phát triển ý tưởng iTVC sáng tạo và truyền thông kỹ thuật số đa kênh.
  • Thực hiện chiến lược Influencer Marketing, đặt Hotpage/group, KOCs cho các gói sản phẩm.

Brand Experience Solution Agency

Novaon Digital khai thác sức mạnh của Chiến lược, Giải pháp Công nghệ và Tư duy Sáng tạo để thúc đẩy thương hiệu phát triển. Cảm hứng của chúng tôi đến từ việc tạo ra những trải nghiệm giúp chuyển đổi thương hiệu tốt hơn, giúp khách hàng thấu hiểu & đánh giá cao thương hiệu của bạn


© 2024 NOVAON DIGITAL. All rights reserved.

Trụ sở chính

Trụ sở chính: 94 Nguyễn Chính, quận Hoàng Mai, Hà Nội

VP HCM

90-92 Tân Hương, quận Tân Phú, TP.HCM

VP Singapore

5001 Beach Road, Golden Mile Complex, #08-10, Singapore.

Thành viên khác của Novaon Group

© 2024 NOVAON DIGITAL. All rights reserved.